Menu
in

Trước COVID-19, thế giới từng đối diện với đại thảm họa mang tên ‘Cúm Tây Ban Nha’ (kỳ 1)

Vào giai đoạn 1918 và 1919, thế giới đã đón nhận một kẻ thù vô hình mới với cái tên “cúm Tây Ban Nha”. Đại dịch đã khiến hàng chục triệu người thương vong sau khi tàn phá hết cộng đồng này đến cộng đồng khác. Với quy mô của căn bệnh này, làm sao một số ít con người lại có thể sống sót vượt qua nó?

Một loại cúm đặc biệt đã bắt đầu lây nhiễm cho các binh sĩ trong Thế chiến I vào năm 1918. Mặc dù không có thông tin cụ thể nào về nguồn gốc của nó, nhưng loại dịch cúm này nhiều khả năng bắt nguồn từ Kansas, Mỹ và lây lan ra phần còn lại của thế giới do các cuộc hành quân của binh lính.

Tỷ lệ tử vong do cúm Tây Ban Nha năm 1918 có sự khác nhau giữa các thành phố, tùy thuộc vào các biện pháp mà mỗi chính quyền thực hiện để đối phó với dịch. Cuối cùng, con số người đã thiệt mạng do đại dịch này còn lớn cả Thế chiến I. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, khoảng 600.000 người được thông báo đã tử vong vì loại cúm này.

Nhưng đại dịch cúm năm 1918 và 1919 không chỉ là một thảm họa y tế, đó là một trải nghiệm cuộc sống rất khắc nghiệt. Hầu hết mọi người biết ít nhất một người bị cúm. Dịch bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người Mỹ, nhiều người trong số họ cảm thấy lo lắng, kinh hoàng và không yên tâm về những gì đang diễn ra trước mắt.

Vũ trường và rạp phim đóng cửa hàng loạt

Để ngăn chặn tối đa sự lây lan, nhiều thành phố đã đóng cửa tất cả các địa điểm giải trí tụ tập đông người như vũ trường và rạp phim. Chỉ riêng New York vẫn để cho các rạp chiếu phim trong thành phố hoạt động, nhưng đều có sự quy định chặt chẽ về vấn đề an toàn vệ sinh.

Vào tháng 10 năm 1918, đỉnh điểm của dịch bệnh ở Mỹ, Syracuse, New York đã đóng cửa toàn bộ các địa điểm tụ tập nơi công cộng. Tờ báo địa phương miêu tả New York trở thành “một thành phố câm lặng”:

“Người dân mất đi động lực để họ bước chân ra khỏi nhà. Không tụ tập nơi công cộng, không nhà thờ, không rạp phim cũng không có bất kỳ nhà hát nào hoạt động.”

Hành động cứng rắn này của chính quyền ngay lập tức đã đem lại hiệu quả. Tỷ lệ tử vong tại các thành phố chấp hành nghiêm túc đều giảm xuống rõ rệt.

Tang lễ tổ chức không theo kịp số người chết

Quy mô và sự lây lan nhanh chóng của đại dịch khiến nhiều nơi bị choáng ngợp bởi số lượng người chết. Do nhà xác đã hết chỗ nên nhiều gia đình còn phải giữ thi thể ở trong nhà cho đến khi có chỗ.

Ở Philadelphia – một trong những thành phố khó khăn nhất của Mỹ – không có đủ quan tài cho tất cả những người đã chết. Một số công ty còn phải sử dụng đến thùng đóng gói.

Số lượng người chết nhiều đến mức khó kiểm soát

Thậm chí, một số vị quan chức y tế cộng đồng đã khuyến khích mọi người sử dụng tài nguyên sẵn có:

“Khi trở về nhà, hãy tìm thợ mộc để họ chuẩn bị sẵn làm quan tài. Sau đó tìm những người lao động và nhờ họ để đào mộ. Hãy làm điều này để sự ra đi của bạn hoặc người thân được dễ dàng và thanh thản hơn.”

Khẩu trang ở khắp mọi nơi

Khẩu trang y tế là thứ được mọi người lựa chọn vì tin rằng chúng sẽ giúp họ vượt qua cơn đại dịch này. Ở Colorado, tất cả người dân đều được yêu cầu đeo khẩu trang trong lúc mua sắm. Ở Seattle, chính quyền yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

San Francisco tuyên bố tất cả những hành động xuất hiện ở nơi công cộng mà không đeo khẩu trang là “bất hợp pháp” và sẽ bị bắt hoặc giam giữ.

Dù khẩu trang y tế rất phổ biến vào thời điểm đó, nhưng tính hiệu quả của nó gần như là con số 0.

Các bệnh viện mọc lên như nấm

Số lượng bệnh nhân cúm trong khoảng thời gian từ 1918 đến 1919 đã đánh bại hệ thống . Đơn giản là không có đủ không gian trong bệnh viện để điều trị cho tất cả bệnh nhân.

Do đó, tại nhiều nơi đã dựng lên các . Một số là bệnh viện ngoài trời; các tòa nhà công cộng – như kho vũ khí và nhà ở tư nhân cũng được chuyển thành trung tâm y tế.

Đại học Missouri thậm chí còn trưng dụng các nhà của hội nam sinh để làm

Chính phủ phủ nhận mức độ nghiêm trọng của đại dịch

Để tránh gây ra sự hoang mang cho người dân, đã thông báo rằng dịch bệnh đang được “kiểm soát tốt”. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại.

Theo sử gia John M. Barry:

Sự kết hợp giữa kiểm soát triệt để và nói giảm sự thật đã để lại những hậu quả nguy hiểm. Các quan chức địa phương gần như chỉ nói một nửa sự thật hoặc nói dối hoàn toàn để tránh cho mọi người bị . Ngay khi mọi việc rời khỏi tầm kiểm soát, số người chết tăng vọt. Người dân không cảm thấy như bị , điều này đã phá hủy uy tín của những người có thẩm quyền.”

Tất nhiên, sự kinh khủng của đại dịch này chưa dừng lại ở đây!

(còn tiếp)

 

Leave a Reply