Menu
in

Vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà trong hang trên khắp thế giới

Qua nhiều thế hệ, con người đã và đang phải lui về sống trong những hang động khi thế giới ngoài kia nổ ra những cuộc chiến tranh, đàn áp; khi đối mặt với đói nghèo, thiên tai, hoạn nạn. Họ đã đục những đường hầm xuyên qua đá, đào sâu vào lòng đất hoặc tận dụng những hang động tự nhiên, để tìm nơi trú ẩn khỏi những điều kiện kém thuận lợi bên ngoài.

Hang đá Vân Cương ở Trung Quốc được tạc khắc vào thế kỷ V.
Tu viện Mega Spileo, một trong những tu viện lâu đời nhất ở Hy Lạp, được xây dựng tại một hang động.

Khí hậu khắc nghiệt không ngừng buộc một số cộng đồng phải di
cư vào sống trong hang động, nơi môi trường ôn hòa, dễ chịu hơn. Cư dân thị trấn
mỏ Coober Pedy ở vùng xa xôi, hẻo lánh của Úc đã cư ngụ dưới lòng đất để tránh
cái nóng sa mạc dữ dội. Tương tự như thế, người dân tại Guadix, Tây Ban Nha
cũng tự làm nhà cho mình bên trong những ngọn đồi.

Một người thợ mỏ ở Coober Pedy, Australia đang dùng bữa cùng gia đình trong căn bếp dưới lòng đất.

Hang động cũng là một nơi trú ẩn an toàn khi ngoài kia đang
diễn ra chiến tranh. Các Kitô hữu đầu tiên chạy trốn đến các hang động tại
Cappadocia để thoát khỏi cuộc đàn áp và cơn thịnh nộ của Rome. Mao Trạch Đông đã
sử dụng quần thể hang động tại Diên An, Trung Quốc, làm căn cứ hoạt động, kêu gọi
sự ủng hộ của nhân dân trong thời kỳ mở đường cho Cách mạng Cộng sản Trung Quốc.
Dân thường và binh lính châu Âu cũng đã từng trốn trong các hang động trong các
cuộc nổi dậy; hay như ở Pháp, quân lính đã đã tìm các mỏ đá vôi để làm nơi trú ẩn
trong Thế chiến thứ nhất.

Một tu sĩ Chính thống giáo đang đọc sách trong một hang động ở Israel, nơi được cho là nơi tiên tri Elijah từng sống trong những năm thế kỷ IX.
Những Kitô hữu đầu tiên đã trú ẩn trong các hang động ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ.
Một người phụ nữ đứng trước một nhà thờ trong hang tại làng Courtineau, Pháp.
Một gia đình đang ăn trưa trong căn nhà hang của họ tại vùng Loire, Pháp.

Nông dân, người nghèo và những người không có khả năng xây nhà riêng đã tự tạo tổ ấm cho mình trong các hang động. Và chính những hang động đó đã dần trở thành biểu tượng của một nền văn hóa. Người Berber ở Matmata, Tunisia sống trong những ngôi nhà dưới lòng đất từ rất nhiều thế kỷ trước. Nhưng ngày nay nhiều gia đình đã không còn ở trong những ngôi nhà truyền thống của họ nữa, mục đích là để thúc đẩy hiện đại hóa sau khi Tunisia giành được độc lập từ Pháp vào năm 1956, một sự phát triển mà người dân địa phương cho là lớp ngụy trang cho quá trình làm mai một đi những giá trị văn hóa của họ.

Các cư dân tại Matmata, Tunisia đang đứng trước những ngôi “nhà hang” của mình.
Một gia đình đứng trước chuồng gia súc trong hang tại Matmata.
Trẻ em Do Thái đang học tại một trường học dưới lòng đất ở Matmata.
Chiếc giường là niềm tự hào trong căn nhà dưới lòng đất của một seikh (lãnh tụ của một cộng đồng Hồi giáo) tại Matmata.
Thị trấn Chenini ở Tunisia của người Berber được xây dựng trên một đỉnh đồi để bảo vệ họ khỏi bị đột kích.

Nhà trong hang không cần hoặc cần rất ít năng lượng để sưởi ấm
hoặc làm mát, vì vậy chúng được xem là một sự thay thế tiết kiệm và thân thiện
với môi trường hơn cho nhà ở thông thường. Các công ty nghiên cứu mà tập trung
vào thiết kế và quy hoạch đô thị thậm chí còn cho rằng các thành phố trong
tương lai có thể được xây dựng theo dạng nhà ở dưới lòng đất, giúp giải quyết
các thách thức về tài nguyên hiện nay như thiếu không gian đô thị. Các công ty ở
Singapore và Mexico đã và đang thực hiện các kế hoạch quan trọng cho mô hình nhà
ở dưới lòng đất.

Một người đàn ông thích thú với tầm nhìn trong vườn của mình từ bờ sông Loire gần Tours, Pháp.
Lối vào những ngôi nhà dưới lòng đất ở Matmata này được tạc thủ công.
Một tòa thành và nhà thờ Hồi giáo có tầm nhìn ra một ngôi làng dưới lòng đất ở Douiret, Tunisia.
Những song sắt như là biển báo lối vào hang động ở Athens, nơi triết gia Socrates được cho là từng bị cầm tù ở đây.

Tuy nhiên, đôi khi hang động không chỉ là nơi trú ẩn, che chắn
cho con người khỏi thế giới khắc nghiệt bên ngoài. Nhiều hang động, bao gồm cả
những hang động tương tự ở Cappadocia, nơi các Kitô hữu hồi thế kỷ IV đã trốn, ngày
nay đã biến thành các di tích văn hóa, hay được sử dụng như những nhà hàng và
khách sạn.

 

Leave a Reply