Menu
in

Vén màn bí ẩn: Khủng long thực sự biết bơi?

Chúng ta luôn cho rằng mình đã am hiểu khá nhiều về khủng long, nhưng thực tế có một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ: Liệu khủng long có thực sự không biết bơi?

Và có vẻ như câu hỏi này đã tìm được lời giải đáp, và nó khác với những ý niệm của mọi người trước đây. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng loài khủng long săn mồi dài nhất từng được biết đến như là một loài thủy sinh.

Spinosaurus aegyptiacus – loài khủng long săn mồi dài 152,4 mét (50 feet), nặng 7 tấn, với một cái vảy lớn trên lưng và mõm thon dài giống như cá sấu, thực tế cũng có một cái đuôi lớn, linh hoạt như chiếc vây.

A post shared by (@dbonadonna) on Mar 9, 2016 at 2:37pm PST

Chiếc vảy đuôi khiến loài khủng long này khác biệt hơn những loài khủng long khác, và nhờ vậy nên Spinosaurus có thể bơi và săn mồi trên các dòng sông vào hàng triệu năm trước.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế, dẫn dắt bởi National Geographic Explorer và giáo sư Tiến sĩ Nizar Ibrahim của Đại học Detroit, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu ngược dòng thời gian chỉ bằng bộ xương của Spinosaurus.

Các phát hiện được công bố vào ngày 29/04 trên tạp chí Nature và National Geographic đều dựa trên những nghiên cứu từ bộ xương của Spinosaurus. Bộ xương này được tìm thấy ở vùng Kem Kem trên sa mạc ở Ma-rốc, và là bản hoàn chỉnh nhất cho đến nay của một con khủng long săn mồi thuộc kỷ Phấn trắng từ lục địa châu Phi.

Dưới sự dẫn dắt của Tiến sĩ Ibrahim, nhóm nghiên cứu đã quay lại nơi mà các bộ phận của bộ xương Spinosaurus lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 2008. Từ năm 2015 đến 2019, nhóm nghiên cứu đã thu thập thêm nhiều hóa thạch của bộ xương, bao gồm cả một cái đuôi giống như vây của nó.

Tại thời điểm đó, các phần của bộ xương không đem lại bằng chứng nào cho thấy Spinosaurus là thủy sinh, và vì vậy những suy luận đưa ra đều bị phản đối. Khi nhóm bắt đầu khảo sát chiếc đuôi, họ mới nhận ra những gì họ cho là đúng trước đây đều bị phá vỡ.

Họ phát hiện ra rằng cái đuôi thực sự giống như một mái chèo, với từng cặp gai thần kinh mọc ra từ đốt sống. Không chỉ vậy, gần cuối đuôi, các xương cố định đuôi vào cột sống để hạn chế cử động gần như biến mất. Điều này cho thấy chóp đuôi có thể di chuyển qua lại giúp đẩy con vật bơi trong nước.

Tiến sĩ Ibrahim cho biết:

Khám phá này thực sự mở ra cho chúng ta một chân trời mới về thế giới khủng long. Nó không chỉ là thông tin bổ sung cho vốn hiểu biết hiện tại mà còn bắt đầu một câu chuyện hoàn toàn mới và thay đổi mạnh mẽ những kiến thức về khủng long mà chúng ta từng biết trước đây.

Không có loài nào có đặc điểm giống khủng long trong hơn 220 triệu năm tiến hóa của chúng, điều này khá đáng chú ý. Phát hiện này hoàn toàn bác bỏ quan điểm cho rằng khủng long không bay không có khả năng làm chủ thế giới dưới nước.

Loài khủng long này thực tế rất tích cực săn mồi dưới nước, nó không chỉ đứng trong vùng nước nông chờ cá bơi qua mà có lẽ đã dành phần lớn cuộc đời để sống trong nước.

Các nhà khoa học khác, những người không tham gia vào cuộc nghiên cứu nhưng đã xem xét các phát hiện, đồng ý rằng chiếc đuôi khiến mọi nghi ngờ về một Spinosaurus lưỡng cư phải dừng lại. Nhà cổ sinh vật học Tom Holtz của Đại học Maryland nói: “Thật sự ngạc nhiên. Spinosaurus thậm chí còn kỳ quặc hơn chúng ta tưởng.”

Vậy là khủng long thực sự biết bơi. Đời thật lắm bất ngờ!

 

Leave a Reply