1. Hệ thống Sao Michelin – hệ thống xếp hạng chất lượng đáng ao ước nhất của những vị đầu bếp nói riêng và toàn ngành nhà hàng nói chung – thực chất được xây dựng bởi công ty lốp xe Michelin nhằm mục đích bán được nhiều lốp hơn.
Công ty muốn mọi người sử dụng nhiều xe hơn để có thể từ đó phát triển doanh số mua bán lốp, nên họ đã cho ra đời một cuốn cẩm nang nhỏ với tên gọi “Michelin Guide”. Cuốn sổ này ban đầu được phát miễn phí và bao gồm nhiều địa điểm, thông tin du lịch hữu ích như bản đồ, địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi, đổ xăng, thay lốp… Đến tận hai thập kỉ sau, khi Michelin Guide bị dùng để… kê bàn làm việc, quyển cẩm nang mới có cơ hội thay da đổi thịt và được bán với giá 7 franc (gần 2000 VNĐ) năm 1920. Càng về sau, giá trị quyển sổ càng tăng cao và công ty bắt đầu tuyển dụng những thực khách bí ẩn chuyên ghé thăm và đánh giá để xếp hạng các nhà hàng.
Một sao Michelin có nghĩa nhà hàng có chất lượng tốt, đáng để thực khách ghé chân. Hai sao đồng nghĩa chất lượng xuất sắc, đáng để bạn đi cả một quãng đường để thưởng thức. Và ba sao nói đến chất lượng ẩm thực đặc biệt với hương vị vượt trội xứng đáng để khách hàng dành hẳn một chuyến đi để đến nơi đây.
Công ty Michelin bây giờ vẫn còn hoạt động và vẫn sản xuất, mua bán lốp xe cũng như quyển cẩm nang trên, một quyển cẩm nang thuộc top best-seller với hơn 30 triệu bản được bán ra khắp thế giới.
2. Nếu bị truyền sai nhóm máu, ngay lập tức bạn sẽ nhận thấy một cảm giác về điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra (a sense of impending doom)
Đây là một thuật ngữ chính thức và hợp pháp thuộc y khoa dùng để mô tả triệu chứng mà bệnh nhân thực sự cảm thấy bản thân đang có nguy cơ tử vong.
Khi nhận sai nhóm máu, các hồng cầu, bạch cầu lẫn tiểu cầu không tương thích sẽ bị phá hủy, dẫn đến những phản ứng lần lượt từ hệ thống miễn dịch. Một số thuộc loại nhẹ và có thể tự giải quyết, song số khác có thể đe dọa tính mạng người nhận máu. Các triệu chứng gây ra bởi những phản ứng này thường tương tự nhau, như ớn lạnh, sốt, run, đau và nóng rát tại chỗ tiêm,…
Ngoài phản ứng truyền máu, loại “cảm giác” này cũng xuất hiện trong những trường hợp khác như: sốc phản vệ, dính độc, động kinh, đau tim,… trừ khi bạn mắc chứng rối loạn lo âu và thường có cảm giác này, tốt nhất hãy liên lạc với cơ sở y tế nếu cảm nhận về sự tử vong diễn ra và ngày càng áp đảo tinh thần.
3. Cụm từ “Ye olde” thực chất là một từ giả tiếng anh cổ và đáng ra phải được đọc là “The old”
Chỉ đến thế kỉ thứ 19, cụm từ này mới bắt đầu xuất hiện nhan nhản và mục đích không phải để biểu thị một cách chính xác về mặt lịch sử, mà là gợi lên nét lịch sử.
Tiếng anh hiện đại có khá nhiều từ được lấy nguyên mẫu từ tiếng anh cổ nhưng bỏ chữ “e” hoặc các mẫu tự latin đi như eart – art, beacen – beacon, æfter – after, ænig – any, bæc – back… nên khoảng gần 2 thế kỉ trước, khi các chủ doanh nghiệp muốn cơ sở của họ nhìn có vẻ được đậm màu “thời gian”, họ bắt đầu đặt cho chúng những tên tương tự như “Ye olde Bagnigge Wells”, “Ye olde Belle”, “Ye olde whatever”… để nó có thể vừa xưa cũ mà vẫn vừa rõ ràng và dễ hiểu với mọi người.
Trong khi trước đó thì “old” của tiếng anh cổ được biểu thị dưới các dạng như “alde”, “auld”, “awld” và “ole”. “Olde” cũng có, nhưng khá hiếm và sinh sau đẻ muộn hơn hẳn các anh chị. Sớm nhất có lẽ vào khoảng thế kỉ 13 với cách dùng như tính từ, và thế kỉ 15-16 là danh từ.
Còn “ye”, rất nhiều người đọc từ này với kiểu phiên âm /ji:/ (phụ âm đọc như “y” trong từ “you” của tiếng anh). Nhưng thực tế nó phải được đọc là “þe”, tương tự như cách đọc phụ âm “th” của “the”. Biểu tượng phiên âm þ biểu thị cho chữ cái “thorn” – một chữ cái đã biến mất trong tiếng anh hiện đại với cách phát âm tương tự như chữ cái θ của Hi Lạp (âm –th).
4. Ông chủ tờ báo khó tính trong Spider Man J.K.Simmons là diễn viên lồng tiếng cho hạt socola Vàng của M&M
Từ người đàn ông này…
… trở thành cục đậu vàng biết đi này, và thậm chí ông còn làm từ những năm 1990s.
Không chỉ có hạt socola Vàng, ông còn nhận những vai khác mà chúng ta chẳng ai nhận ra, thậm chí cả các vai phụ trong Phineas and Ferb, Kim Possible, Gravity Fall…
5. Nước Anh lái xe bên trái đường để dễ dàng phản đòn và tấn công kể từ thời của các hiệp sĩ. Trong khi phần còn lại của thế giới lái bên tay phải vì Napoleon và sự xuất hiện của những cỗ xe ngựa kéo.
Quay trở về thời điểm mọi người vẫn đem theo những chiếc gươm, giáo và kiếm bên người đi lang thang trên đường, cùng với việc đa số đều là thuận tay phải, việc di chuyển bên trái sẽ dễ dàng để tự vệ nếu có hiểm nguy xảy ra bất ngờ. Nước Anh với niềm tự hào về các hiệp sĩ dĩ nhiên không nằm ngoài điều lệ này.
Đến thời Napoleon, vị hoàng đế đại tài khi chiến thắng và thiết lập quyền cai trị trên những nơi mà ông giành được, đều bắt mọi người di chuyển về phía tay thuận (nước Pháp trước cách mạng và thời Napoleon đều đi bên phải). Việc này có một số giải thích là do ông thuận tay trái, kiểu di chuyển này sẽ khiến địch rối loạn (đặc biệt là Anh) hay nước Pháp từ xưa vốn di chuyển bên phải,…
Sau đó, những phương tiện đi lại lần lượt được đưa vào sử dụng. Đầu tiên là cỗ xe ngựa với người điều khiển ngồi bên trái, tay thuận dùng đánh roi da nên đi bên phải đỡ gây ra nhiều rắc rối hơn. Tiếp đến là xe hơi với vị trí ghế lái bên trái, việc sang đường khi di chuyển bên phải sẽ thuận tiện và an toàn hơn là bên ngược lại.
6. Các ngón tay chẳng có cơ cơ bắp nào cả. Chúng thực hiện tất cả hoạt động nhờ vào sự điều khiển của các cơ nằm trên cánh tay và lòng bàn tay
Vậy chúng có gì? Gân. Rất nhiều gân. Chúng liên kết với các cơ và chịu ảnh hưởng từ đó.
7. Những con khủng long Stegosauruse thậm chí còn cổ hơn cả cỏ dại
Stegosauruses thuộc loài khủng long phiến sừng (cái tên Stegosauruses có nghĩa là thằn lằn mái nhà) sống ở thời kì cuối của kỷ Jura và ăn chủ yếu thưc vật. Nhưng trong khi loài khủng long có kích thước hơn cả một chiếc xe buýt này đã ra đời từ 140 triệu năm trước, thì cỏ mà chúng ta thấy ngày nay chỉ mới xuất hiện được 80 triệu năm.
8. Cụm từ “hands down” (hạ tay xuống) đề cập đến việc chiến thắng điều gì đó một cách chắn chắn, đảm bảo mà không cần phải cố gắng thêm, bắt nguồn từ những… trận đua ngựa
Khi một con ngựa dẫn trước một quãng khá xa so với đối thủ, người cưỡi sẽ có cơ hội để hạ tay xuống (hands down), buông lỏng dây cương và thư giãn, vì phần thắng đã nằm chắc trong tay anh. Cụm từ này mới đầu xuất hiện trong các bài viết về đua ngựa, càng về sau nó mới phát triển và được xài rộng rãi với ngụ ý về một chiến thắng dễ dàng, không cần cố gắng.
9. Mặt trăng và mặt trời không cùng kích cỡ, nhưng khi xảy ra các hiện tượng nguyệt thực, nhật thực toàn phần, chúng vẫn có thể che khuất cho nhau nhờ sự trùng hợp liên quan đến khoảng cách.
Đường kính của mặt trời lớn hơn đường kính của mặt trăng 400 lần. Trong khi đó, khoảng cách từ mặt trời tới trái đất cũng lớn hơn khoảng cách từ mặt trăng tới trái đất gần 400 lần. Chính nhờ sự trùng hợp chưa từng thấy này mà khi quan sát từ trái đất, chúng ta thấy cả 2 hành tinh đều to bằng nhau.
10. Vật thể nhân tạo đầu tiên và cũng là vật thể có vận tốc di chuyển nhanh nhất từng được phóng lên không gian, có thể sẽ là một chiếc nắp hố
Nhà vật lý thiên văn Robert Brownlee từng tham gia thực hiện các vụ thử hạt nhân cho Mỹ vào những năm 1950s. Ông đã thiết kế thử nghiệm Pascal-A, cuộc thử nghiệm đầu tiên chứa bụi phóng xạ hạt nhân mà ở đó, quả bom được đặt trong một chiếc hố dưới lòng đất với chiều rộng gần 1m và sâu khoảng 148m. Nắp đậy bằng sắt của chiếc hố dày hơn 10cm và nặng gần 1 tấn. Khi cuộc thử nghiệm diễn ra, vụ nổ từ quả bom khiến nắp hố bay thẳng lên trời.
Robert muốn tính toán tốc độ của chiếc nắp nên đã thực hiện thêm thí nghiệm thứ 2: Pascal-B. Tất cả điều kiện đều tương tự Pascal-A chỉ có sự khác biệt duy nhất là chiếc hố lần này sâu 152.4m và họ lắp đặt thêm một chiếc camera với tốc độ ghi hình trên mỗi mili giây (1/1000 giây). Kết quả, nắp hố chỉ xuất hiện duy nhất trong 1 khung hình.
Nhà vật lý thiên văn đã mong chờ chiếc nắp rơi xuống Trái đất nhưng họ không bao giờ tìm được nó. Ông đã tính toán tất cả các dữ liệu và phát hiện nó bay thẳng lên trời với vận tốc gấp 5 lần vận tốc thoát của trái đất: 201.168km/h.
Dù cho nhiều người hoài nghi và hiện vẫn đang dấy lên tranh cãi xung quanh việc này, tiến sĩ Robert Brownlee, người thiết kế và chịu trách nhiệm cuộc thử nghiệm, vẫn quả quyết với câu chuyện của mình: “Từ quan điểm của tôi, nó thực sự đã diễn ra.”
*Vận tốc thoát (escape velocity) là tốc độ một vật cần để chuyển động theo quỹ đạo tròn gần bề mặt một vật thể khác, hoặc thoát ly hẳn ra khỏi trường hấp dẫn của vật thể đó.