Menu
in

Hàng nghìn người Thụy Điển đã cấy vi mạch vào tay để thay thế cho các loại thẻ, vé điện tử

Hơn 4000 người Thụy Điển đã cấy vào tay một con chip lưu giữ thông tin nhận dạng của họ. Việc sử dụng con chip này cho phép bỏ qua mọi sự cần thiết của tiền mặt, vé, thẻ truy cập và ngay cả phương tiện truyền thông xã hội.

BioHax International là công ty dẫn đầu thị trường trong việc cải cách nền công nghiệp và đã nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng ngay từ ngày đầu phát triển vào 5 năm trước. Jowan Osterlund, từng là thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp, chính là người điều hành công ty này.

Những người phản đối công nghệ này cho rằng sự tiện lợi mà con người có được từ quá trình “body-hackers” ít hơn so với những rủi ro thất thoát những dữ liệu cá nhân mà nó mang lại.

RFID- thiết bị sẽ được cấy ghép vào tay người, sử dụng công nghệ Near Field Communication. Thiết bị này có kích thước gần bằng một hạt gạo và có giá 180 USD.

Vào tháng 6 năm 2017, SJ Rail, một công ty điều sản xuất tàu hỏa , cho biết có 100 người đã sử dụng microchip để thanh toán cho chuyến đi của họ. Những con chip trên tay hành khách cho phép họ tải vé trực tiếp về thiết bị của mình. Người soát vé có thể đọc những con chip này bằng điện thoại thông minh để xác nhận các hành khách đã thanh toán cho chuyến đi.

Đây được xem là một trong những công nghệ được phổ biến rộng rãi và chủ yếu được tin dùng bởi các công ty có tư duy tiến bộ như Linkeldl, một công ty “lão làng” trong làng công nghệ.

Anh Szilvia Varszegi, 28 tuổi cho biết con chip đã “cơ bản giải quyết tất cả các vấn đề của tôi”.

Nhờ công nghệ này, những người sử dụng điện thoại cảm ứng không cần truyền thông tin bằng cách nhập dữ liệu.

Jowan Osterlund, người từng là thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp, chính là người điều hành công ty BioHax International, công ty dẫn đầu thị trường trong việc cấy ghép những con chip vào cơ thể người.

Microchip cấy vào cơ thể con người hoạt động như thế nào?

Một số công ty ở Thụy Điển đã gắn những con chip có thể thay thế chìa khóa, thẻ tín dụng và vé tàu vào người của nhân viên. Những con chip này sử dụng công nghệ NFC (Near Field Communication), với chức năng chính là kết nối với thẻ tín dụng hoặc ứng dụng trả tiền bằng điện thoại. Khi được kích hoạt bởi một đầu đọc cách đó vài cm, một lượng nhỏ dữ liệu sẽ được truyền giữa hai thiết bị thông qua sóng điện từ.

Nhưng những con chip này là thụ động. Chúng chỉ chứa đựng thông tin mà các thiết bị khác có thể đọc nhưng không thể tự mình đọc các thông tin ấy.

Công nghệ NFC đang được ứng dụng trong các loại thẻ các ngân hàng, thẻ tàu ở London, và được kì vọng sẽ được sử dụng nhiều hơn một lĩnh vực trong tương lai.

Theo cô Varszegi: “Khi sử dụng điện thoại để đọc con chip, họ sẽ nhận được đường link và có thể mở nó bằng trình duyệt của điện thoại.”

Dự án của tương lai cũng có những vấn đề của riêng nó, bên cạnh quan ngại về vấn đề bảo mật thông tin khách hàng.

Khi ra mắt người dùng vào năm ngoái, công nghệ này xuất hiện một lỗ hổng thông tin cho phép người soát vé tàu tiếp cận được thông tin cá nhân của khách hàng trên Linkedln thay vì thông tin về vé tàu của họ.

Mặc dù hệ thống này hiện chỉ có mặt ở Thụy Điển, những quốc gia du lịch cũng đã ứng dụng công nghệ NFC trong thẻ ngân hàng và thẻ tàu ở London với kì vọng nó sẽ được sử dụng nhiều hơn một lĩnh vực trong tương lai.

Chiếc thẻ điện tử (con chip) có kích thước của một hạt gạo và được cấy vào phía sau bàn tay (thường là ngón tay cái) qua một ống tiêm.

Có khá nhiều công ty ở Thụy Điển áp dụng công nghệ này cho nhân viên của họ một cách miễn phí, giúp cho việc bước vào cổng an ninh của công ty hay việc trả tiền ở canteen nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Tại sao các công ty ở Thụy Điển lại gắn các con chip vào nhân viên của họ?

Vào tháng 4, Epicenter cấy các thiết bị siêu nhỏ này vào nhân viên của họ và trở thành công ty tiên phong trong việc này. Công ty startup này đưa vào con chip những thông tin giúp nhân viên của họ có thể mở cửa, sử dụng máy in, hay mua sinh tố chỉ với một cái vẫy tay. Sự cấy ghép này trở nên phổ biến đến nỗi những nhân viên ở Epicenter sẽ tổ chức tiệc cho những người tiếp theo sẵn sàng gắn con chip vào người.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo về sự phức tạp hóa của các vi mạch sẽ dẫn theo càng nhiều vấn đề về đạo đức.

Đây không phải là một công nghệ mới khi nó đã được ứng dụng trong hình dạng của một chiếc vòng cổ để nhận dạng dành cho thú cưng. Một số công ty sử dụng nó như một công cụ để theo dõi việc giao hàng, nhưng nó chưa từng được gắn lên người những nhân viên trên diện rộng. Epicenter và một số công ty khác chính là những người góp phần làm nên sự phổ biến của việc cấy ghép những vi mạch này.

Và vì đây là một trong những công nghệ mới nhất, nó đương nhiên sẽ gây ra nhiều vấn đề về bảo mật cũng như quyền riêng tư. Công nghệ này đã được chứng minh an toàn về mặt sinh học. Tuy nhiên, những dữ liệu trong các con chip sẽ cho biết tần suất đi làm của nhân viên cũng như những thứ họ thường mua. Chúng không giống như thẻ từ mà các công ty thường dùng hay điện thoại thông minh, những thứ mà chỉ cung cấp thông tin nhất định, và một người không thể tự mình tách vi mạch này ra khỏi cơ thể khi muốn.

Việc cấy ghép này lần đầu thực hiện một cách bảo mật vào năm 2015, trước khi nó được chính thức công bố sau này.

Trong khi có nhiều ý kiến quan ngại về vấn đề bảo mật cũng như vi phạm quyền riêng tư, nhiều người Thụy Điển lại ưa thích sự tiện lợi của công nghệ này hơn cả những vấn đề mà nó đem lại.

Cô Ulrika Celsing 28 tuổi, đã gắn một con chip vào tay mình. Việc này cho phép cô bước vào cổng của công ty mà không cần thẻ an ninh. Cô cho biết mình không quan tâm về khả năng bị lộ những thông tin được lưu giữ trong thiết bị này.

“Tôi không nghĩ những công nghệ hiện tại có thể hack được con chip này. Nhưng tôi nghĩ việc này có thể xảy ra trong tương lai. Nếu vậy tôi luôn có thể lấy nó ra bất cứ lúc nào mình muốn.”

Để vào được nơi làm việc của mình – Công ty truyền thông Mindshare, cô Celsing chỉ cần vẫy tay qua một chiếc hộp nhỏ và nhập vào những con số để mở cửa.

“Sẽ rất thú vị khi bạn thử một điều gì mới lạ và kiểm tra về công dụng của nó đối với cuộc sống hằng ngày, rằng liệu nó có giúp cuộc sống bạn dễ dàng hơn không.” Cô nói.

Việc cấy ghép vi mạch này không còn mới đối với người Thụy Điển. Hàng ngàn người đã sử dụng công nghệ này để thay thế cho những thẻ từ của công ty hay ngay cả việc thanh toán thức ăn.

Người Thụy Điện sử dụng con chip cấy ghép này để thanh toán vé tàu.

Người Thụy Điển từ lâu đã chấp nhận việc chia sẻ thông tin cá nhân của mình. Họ có một hệ thống lưu trữ thông tin cá nhân, điều này giúp công dân Thụy Điển dễ dàng chấp nhận việc cấy ghép chip vào cơ thể hơn.

Thông tin cá nhân chi tiết của mỗi người ở tiểu bang Scandinavian được đăng kí bởi hệ thống an sinh xã hội và được lưu trữ ở các cơ quan hành chính khác.

Với hệ thống này, chúng ta có thể dễ dàng biết được mức lương của những người khác chỉ bằng một cuộc gọi đến cơ quan thuế.

Ông Libberton cho biết thêm: “Ở Thụy Điển, mọi người rất thoải mái với các ứng dụng công nghệ và theo tôi người dân Thụy Điển ít bài trừ những công nghệ mới hơn là ở những nơi khác.”

Tuy nhiên, có một số chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về sự phát triển của công nghệ cấy ghép các vi mạch này.

Ben Libberton, một nhà vi sinh học, người chuyên cung cấp X-Rays cho các nghiên cứ tại phòng nghiên cứu MAX IV, thành phố Lund, Thụy Điển trả lời tờ AFP:

“Ở thời điểm hiện tại, việc thu thập và chia sẻ dữ liệu được thực hiện bởi công nghệ cấy ghép là khá nhỏ, nhưng số lượng thông tin có xu hướng sẽ tăng lên trong tương lai.

Càng nhiều dữ liệu được lưu trữ ở một nơi (như một con chip), càng có nhiều nguy cơ rằng những dữ liệu này sẽ trở thành con dao hai lưỡi gây ra những thiệt hại cho chúng ta.

Nếu một ngày nào đó con chip phát hiện ra một vấn đề y tế, ai sẽ là người tìm ra và sẽ tìm ra vào thời điểm nào?”

Ông nói thêm rằng việc cấy ghép các vi mạch này có thể gây ra “hiện tượng nhiễm trùng hoặc phản ứng của hệ thống miễn dịch”.

 

Leave a Reply