Vừa qua, cặp vợ chồng của anh Kang Sung Il vô tình trở thành tiêu điểm khi lên tiếng về việc xem trọng thú cưng hơn là việc sinh đẻ.
Được biết, mỗi khi đi công tác nước ngoài, anh Kang sẽ mua quà lưu niệm về cho Sancho – em chó Pomeranian mà anh đang nuôi nấng, chăm bẵm hệt như đứa con đẻ của mình. Thậm chí, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, anh đã mua cho Sancho bộ quần áo mới trị giá 50$ để đi thăm… “bà nội”, tức mẹ của anh.
Không muốn sinh con đẻ cái vì… tốn kém
Anh Kang và vợ cho rằng con cái là vấn đề đắt đỏ và đem đến nhiều phiền não. Thay vì như vậy, họ chọn việc đầu tư cho Sancho tất cả tình yêu tinh thần lẫn vật chất.
Cặp vợ chồng này không là ngoại lệ khi ngành công nghiệp thú cưng Hàn Quốc ăn nên làm ra và được thúc đẩy bởi các yếu tố tương tự khác như chi phí ăn học, tiền nhà cửa, cũng như thời gian làm việc bận rộn,… đã khiến cho tỷ lệ sinh sản chạm mức thấp nhất thế giới, chỉ đạt trung bình một trẻ trên một phụ nữ.
“Áp lực xã hội đòi hỏi các bậc cha mẹ phải chi nhiều tiền cho con trong nhiều thập kỷ, từ việc chọn trường tư, tới học thêm ở các lớp nghệ thuật”, anh Kang, giám đốc 39 tuổi của một nhà tang lễ thú cưng trình bày.
Đầu tư cho thú cưng hơn là đầu tư cho con cái
Anh Kang cảm thấy khó mà hình dung mình có thể chu cấp đủ tất cả những thứ đó nhưng anh lại rất sẵn lòng khi chi mạnh tay khoảng 90$/tháng cho chú cún cưng.
Ngoài chi phí giáo dục, hiện tại một hộ gia đình ở Hàn Quốc dành trung bình khoảng 12,8 năm thu nhập để mua một căn nhà tầm trung, thay vì là 8,8 năm so với 5 năm về trước.
Từ đó cộng hưởng thêm vào mối áp lực khiến người Hàn Quốc có số giờ làm việc cao thứ 3 so với các nước trong tổ chức OCED, đứng sau Mexico và Costa Rica.
Do đó, việc người trẻ Hàn Quốc ngày nay né tránh bổn phận và trách nhiệm của bậc sinh thành cũng là một phần dễ hiểu.
“Thú cưng đang gia tăng khi nhiều người chọn không đẻ con hoặc thậm chí là không kết hôn” – Bà Kim Soo Kyung, quản lý tại Viện nghiên cứu kinh tế cho biết.
Kéo theo việc nền công nghiệp chăm sóc thú cưng tăng trưởng theo “dốc đứng”
Việc các ông bố bà mẹ trẻ xứ Kim chi hưởng ứng trào lưu nuôi thú cưng thay vì đẻ con đã thúc đẩy ngành công nghiệp chăm sóc thú cưng hưng thịnh theo, nơi mà cung cấp dịch vụ bao gồm chế độ ăn kiêng cho đến chụp ảnh photoshoot giá cao.
Các công ty khởi nghiệp liên quan đến thú cưng cũng đang hưng thịnh cùng các nhà đầu tư liều lĩnh.
“Sản phẩm của chúng tôi đắt hơn gấp đôi so với thức ăn khô thông thường cho thú cưng. Hầu như khách hàng của chúng tôi trạc từ độ tuổi 18 đến 35 tuổi, họ cưng chiều thú cưng hệt như con đẻ và cố gắng chi trả cho chúng nhiều hơn”
– Bà Park Eun Byul, chủ của cửa hàng chăm sóc thú cưng Pet Pick chia sẻ.
Các hộ gia đình nuôi thú cưng đã tăng 28% trên toàn thể hộ gia đình Hàn Quốc năm 2018, so với năm 2012 chênh 18%.
Ngành công nghiệp liên quan đến thú cưng tại Hàn Quốc trị giá 2,4 tỷ đô la vào năm ngoái, và nó có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2027 theo Viện kinh tế nông thôn Hàn Quốc.
Lợi nhuận “khủng” từ thú cưng
Với đặc thù là tuổi đời ngắn hơn nhiều so với con người, thú cưng thường sống hết cỡ là khoảng hơn chục năm. Do đó, dịch vụ mai táng cho chó mèo cũng đang được tăng mạnh.
Nhà tang lễ nơi anh Kang làm việc, hiện tiến hành hơn 10 dịch vụ mỗi ngày, so với chỉ 3-5 dịch vụ khi cơ sở này mở ra 2 năm trước.