Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD – Obsessive Compulsive Disorder) là một dạng dấu hiệu phổ biến của bệnh là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng.
OCD là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến và ảnh hưởng rất nặng nề đến thần kinh cũng như cuộc sống nói chung của nạn nhân.
Vào năm 1983, một thanh niên tên George vì chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đã có ý nghĩ từ bỏ cả cuộc sống của mình.
George thường rửa tay hàng trăm lần một ngày và tắm rất thường xuyên. Những ám ảnh này đã buộc anh phải nghỉ học và thôi việc. George cũng rất chán nản và nói với mẹ rằng cuộc sống của anh tệ đến mức thà chết cho xong. Tuy nhiên, thay vì cảm thông và giúp đỡ con trai mình thì mẹ George lại nói
Nếu mày thấy đời mày tệ đến thế thì đi.
Thế là George đi xuống tầng hầm, nhét một khẩu súng trường nòng .22 vào miệng và bóp cò. May mắn thay, viên đạn không giết anh, thậm chí còn chữa George khỏi OCD nữa!
Trong một báo cáo trên Physician’s Weekly, bác sĩ của anh cho biết khẩu súng nòng .22 đã phá hủy phần não chịu trách nhiệm cho việc vô hiệu hóa hành vi cưỡng chế ám ảnh của nam thanh niên mà không gây ra bất kỳ tổn thương não nào khác.
Leslie Solyom, một bác sĩ tâm thần tại bệnh viện Shaughnessy ở Vancouver cho biết, George sau khi có lại nhận thức đã có một cuộc sống bình thường, anh là một sinh viên đại học với kết quả học tập rất tốt. Nhưng không ai biết rằng anh đã từng cố tự sát khi chỉ mới 19 tuổi.
Viên đạn găm thẳng vào thùy trước bên trái của não. Bác sĩ phẫu thuật đã có thể lấy được viên đạn ra nhưng họ không thể thu hồi hoàn toàn các mảnh đạn. Theo lời bác sĩ Solyom,
Khi anh ấy được chuyển đến bệnh viện của chúng tôi ba tuần sau đó, George hầu như không còn bị rối loạn chức năng não nữa.
Sau khi hồi phục thành công, George đi học lại và kiếm một việc làm khác, có vẻ như viên đạn không ảnh hưởng gì đến trí thông minh của anh.
Theo tiến Jenike, khi bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các phương pháp trị liệu tâm lý thông thường đều là vô ích. Những nạn nhân rối loạn chỉ được điều trị hiệu quả nhất với sự kết hợp của thuốc chống trầm cảm và liệu pháp nhận thức hành vi.
Nếu như tất cả các phương pháp trị liệu thông thường đều thất bại, các bác sĩ có thể sẽ phải dùng đến biện pháp phẫu thuật để loại bỏ một phần của thùy trước bên trái não, nơi hành vi ám ảnh được cho là bắt nguồn ở đó. Ca phẫu thuật có thể được thực hiện từ 10 đến 30 lần một năm tại Mỹ, nhưng kết quả thì thường không biết chắc được.