1. Tồn tại 2 loài khác nhau…
Khi ghé thăm bất kỳ bãi biển nào từ Alaska đến Mexico, nếu may mắn bạn sẽ có thể bắt gặp một đàn hải mã phương Bắc (tên khoa học: Mirounga angustirostris).
Trong 2 loài, loài phương Bắc nhỏ hơn về kích thước tổng thể, nhưng những con đực có thân dài hơn. Còn các cá thể hải mã phương Nam (tên khoa học là Mirounga leonina) lại chỉ xuất hiện ở nửa dưới của bán cầu.
2. …và một trong hai loài đang trên bờ vực tuyệt chủng
Bị tàn sát trên diện rộng để lấy mỡ làm dầu, hải mã phương Bắc đã gần như tuyệt chủng. Thậm chí là vào năm 1982, nhiều người cho rằng chúng đã bị xóa sổ khỏi Trái Đất mãi mãi. Nhưng thật may mắn, một đàn nhỏ còn sống sót.
Người ta ước tính rằng, năm 1910 chỉ có khoảng 20 đến 100 con hải mã phương Bắc còn tồn tại trong tự nhiên. Tất cả những cá thể này trú ngụ trên và xung quanh khu vực đảo Guadalupe, ngoài khơi bờ biển Baja California ở Mexico.
Năm 1922, hòn đảo trở thành một khu bảo tồn sinh học, và đàn hải mã đã được chính phủ bảo vệ. Từ đấy, số lượng cá thể toàn cầu của chúng tăng vọt, lên tới hơn 160.000 – tất cả đều là hậu duệ của đàn hải mã trên đảo Guadalupe.
3. Hải mã phương Nam có kích thước khổng lồ
Hải cẩu, sư tử biển và hải mã đều là động vật chân vây. Không giống như các động vật có vú khác ngoài đại dương (như cá voi, bò biển), loài vật này không hoàn toàn sống dưới nước.
Chúng thường vẫn lên bờ để nghỉ ngơi, lột da, giao phối và nuôi con. Trong số 33 loài chân vây đã được phát hiện, hải mã phương Nam là loài lớn nhất. Một cá thể có thể dài tới 20 feet (khoảng 6 mét) và nặng tới 8.800 pounds (khoảng 4 tấn).
4. Chênh lệch về kích cỡ
Giống đực khổng lồ còn giống cái thì có phần nhẹ nhàng hơn. Nhìn chung, những con đực phương Nam nặng hơn đến 7-8 lần so với những con cái và thậm chí có thể dài gấp đôi.
Hải mã phương Bắc ít chênh lệch hơn. Con đực dài khoảng 13 feet (khoảng 4 mét) và nặng khoảng 4500 pounds (khoảng 2 tấn), trong khi con cái lớn nhất nhẹ hơn 3000 pounds (khoảng 1,4 tấn) và ngắn hơn con đực 3 feet.
5. Hải mã có thể lặn sâu hơn một dặm (khoảng 1,6 km)
Vào năm 2012, các nhà sinh vật học đã theo dõi quá trình lặn của một cá thể hải mã cái phương Bắc. Nó đã khiến con người kinh ngạc với độ sâu không tưởng: 5788 feet (khoảng 1,8 km) dưới mực nước biển và khả năng nhịn thở lên tới 2 giờ.
6. Thức ăn chính là mực ống
Bạn có tự hỏi rằng, trong 2 tiếng dạo chơi dưới biển sâu, những chú hải mã đã làm gì không? Câu trả lời là săn mực. Mổ dạ dày của những cá thể đã chết, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mực là thức ăn chủ yếu của các loài động vật có vú. Nhưng không vì vậy mà hải mã bỏ qua các loại thức ăn khác như cá hay động vật giáp xác.
7. Hải mã đực có mõm to và phồng
Đặc điểm phân biệt dễ nhất của con đực, tất nhiên là thứ mà con cái không sở hữu, cụ thể là cái mũi củ hành của chúng, kèm với một phần phụ trông như vòi. Khi duỗi vòi ra, chúng có thể khuếch đại hàng ngàn dặm tiếng khịt mũi, tiếng kêu ủn ỉn, hay thứ tiếng ồn như tiếng trống.
8. Các con đực có thể nhận ra tiếng của nhau
Nhưng những chiếc vòi đó không hề vô dụng tí nào. Chức năng chính của chúng là phát ra tiếng động cảnh báo những con đực đối thủ khác.
Theo thời gian, một hệ thống phân cấp phụ hệ được thiết lập, có vẻ như một con hải mã đực có thể thống lĩnh đàn của nó khá lâu trong yên ổn nếu như không gặp phải một vài mối đe dọa.
Trong bốn năm, bắt đầu từ 2009, một nhóm nghiên cứu từ Đại học California Santa Cruz đã tiến hành một thí nghiệm với một số cá thể hải mã gần đó.
Các nhà khoa học đã dựng lều dọc theo các bãi biển của Công viên bang Año Nuevo và ghi lại những đợt sóng cảnh báo của những con đực thường lui tới trong vùng, rồi phát lại chúng bằng loa sau đó. Caroline Casey – thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết :
Điều mà chúng tôi quan tâm là loại thông tin nào được chứa trong làn sóng âm của con đực và cách những thông tin này được sử dụng trong mùa sinh sản.
Chúng tôi nhận thấy rằng khi nghe thấy tiếng kêu của đối thủ, cá thể đực kia đã thực sự tránh xa ra hướng loa – nơi phát ra tiếng kêu đó. Nó bỏ chạy vì cảm thấy bị đe doạ.
Nhưng một con hải mã đực từ một vùng khác sẽ phản ứng như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, Casey và các đồng nghiệp của cô đã đến thăm một nhóm hải mã cách đó 300 dặm về phía Nam. Nhìn chung, các bản ghi âm của nhóm không có hiệu lực ở đó.
Chỉ có ba trong số 20 con đực được chúng tôi phát tín hiệu đã di chuyển ra xa.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiếng kêu “’tránh xa ra!’ hoàn toàn vô nghĩa nếu con hải mã không nhận ra giọng nói đó. Theo Casey:
Chúng chỉ thực sự cân nhắc những cảnh báo này khi đã có những tương tác từ trước với người gọi.
9. Chúng có thể giữ nước trong cơ thể bằng một cách tiểu tiện đặc biệt
Khi lên cạn, hải mã thường không uống nước trong khoảng thời gian dài. Để tránh mất nước, thận của chúng có thể lọc ra loại nước tiểu cô đặc chứa nhiều chất thải và ít nước hơn trong từng giọt. Sau một vài chu kỳ như thế, chúng sẽ trở lại với cách bài tiết thông thường.
10. Loài đực phân phát “hạt giống” đi muôn nơi
Hải mã đực còn được biết tới với cái tên harem master. Lý do đơn giản là vì chúng có quá nhiều thê thiếp. Một con đực sẽ là người cung cấp giống loài độc quyền cho cả khu vực cho tới khi bị phế truất bởi kẻ thù.
11. Sữa của cá thể cái chứa đầy chất béo
Khi một con cái tới mùa sinh sản, sữa của nó sẽ có khoảng 12% chất béo. Hai tuần sau đó, con số này sẽ vượt quá 50%. Và thành quả là một loại sữa mà nhìn có vẻ giống với pudding. Nếu khó tưởng tượng thì hãy nhớ về những ly sữa bò mà bạn hay uống mỗi sáng. Chúng chỉ chứa khoảng 3,5% chất béo thôi.
12. Tăng cân chóng mặt
Hiếm có loài nào có thể phát tướng nhanh như loài này. Một con hải mã biển phương Bắc lúc mới sinh sẽ nặng khoảng 75 pounds (khoảng 34kg). Chỉ sau 30 ngày, con số này sẽ tăng lên chóng mặt, gấp 4 lần. Cân nặng trung bình của em bé 1 tháng tuổi sẽ rơi vào khoảng 300 pounds (khoảng 136kg).
13. Tiếng kêu của chúng trở thành nguồn cảm hứng cho phim ảnh
Trong một phần phim của The Lord of the Rings, những con quỷ trong hang động đã phát ra thứ âm thanh rất kì lạ. Theo nhà thiết kế hiệu ứng David Farmer thì những tiếng kêu này được lấy cảm hứng từ hải mã.