Cụ thể, hai công ty sẽ phát hành một giao diện nhằm đảm bảo tất cả các thiết bị chạy bằng Android và iOS đều có thể sử dụng được. theo dõi này hoạt động bằng cách sử dụng tín hiệu Bluetooth của thiết bị di động để theo dõi mọi điện thoại của người khác có điều kiện tiếp xúc gần với chúng ta.
Tuy nhiên việc triển khai ứng dụng này cũng dấy lên các mối lo ngại về bảo mật riêng tư cho người sử dụng mặc dù các đại gia công nghệ đã khẳng định rằng các dữ liệu sẽ được ẩn danh và khẳng định “quyền riêng tư, sự minh bạch và đồng ý từ phía người dùng là vô cùng quan trọng.”
Giải pháp mà hai công ty đưa ra là theo dõi điện thoại của người sử dụng thông qua nhận dạng thiết bị. Sự kết nối của các điện thoại khi ở gần nhau thông qua sự hỗ trợ của Bluetooth sẽ tạo ra một mạng lưới theo dõi tiếp xúc.
Hệ thống sẽ mô hình hóa được việc bạn đã tiếp xúc với những ai trong các khoảng thời gian cụ thể. Khi một người có kết quả xác nghiệm dương tính với virus Corona, họ có thể ghi lại kết quả xét nghiệm này vào cơ sở dữ liệu công cộng.
Do đó, những người sử dụng phần mềm này sẽ nhận được tín hiệu khi họ có sự tiếp xúc với người nhiễm Covid hoặc chủ động tìm kiếm trên hệ thống dữ liệu vị trí để xác định xem họ có từng ở trong khoảng cách dễ phơi nhiễm Covid-19 trong vòng 14 ngày hay không.
Giải pháp này cho phép điện thoại ghi lại ngày, giờ, khoảng cách và thời gian liên lạc giữa hai thiết bị giúp đảm bảo thông tin ghi nhận chính xác nhất. Tuy nhiên, các thông tin nhận dạng người dùng hoặc sẽ không được phép thu thập nhằm đảm bảo danh tính hoặc bảo mật. Ứng dụng cũng sẽ liên tục thay đổi mã ID của người dùng nhằm đảm bảo không có sự theo dõi tương tác với bất kì cá nhân cụ thể nào.
Mặc dù cả Apple và Google đều nhấn mạnh việc công cụ theo dõi tiếp xúc này đều đảm bảo về vấn đề bảo mật thông tin. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều hoài nghi về sự an toàn cũng như tính hữu dụng của chúng. Nhiều người cho rằng trở ngại chính của các này chính là chúng chỉ hoạt động hiệu quả với sự hợp tác rộng rãi từ phía công chúng. Bên cạnh đó, nhiều khả năng có các ca cảnh báo giả do tính chất thiếu chính xác của Bluetooth.
Thực chất, đây không phải là giải pháp quá mới mẻ khi các biện pháp tương tự đã từng được sử dụng hiệu quả ở một số quốc gia khác, ví dụ như Singapore hay Hàn Quốc. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, cộng hòa Czech, vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ý cũng tuyên bố sẽ phát hành hoặc có kế hoạch phát triển ứng dụng theo dõi liên lạc của riêng mình.
Trước hết, hai công ty sẽ cho phát hành các giao diện lập trình ứng dụng (API) – giúp tăng khả năng tương tác vào các thiết bị – tích hợp vào các ứng dụng có sẵn trên iOS và Android do các cơ quan y tế công cộng phát triển. Trong những tháng tiếp theo, Apple và Google sẽ cùng làm việc để phát triển nền tảng rộng rãi hơn thông qua Bluetooth nhằm cho phép nhiều cá nhân tham gia hơn cũng như mở rộng hệ sinh thái tương tác với các ứng dụng của cơ quan y tế Chính phủ.