Menu
in

ASMR: Tại sao hàng triệu người lại thích xem một cô gái thì thầm vào chiếc microphone?

ASMR (Autonomous sensory meridian) có thể được hiểu nôm na là Phản ứng kích thích cảm giác tự trị. Nó căn bản là phản ứng của một số người khi gặp phải một loại kích thích nhất định.

Những ASMR thường là chỉ có ai đó thì thầm, gõ nhẹ hoặc di chuyển chậm, và những người nghe thường sẽ có cảm giác nhột não khi nghe những tiếng động này. Theo nhiều người, chúng thường dẫn tới trạng thái thư giãn và nhẹ nhõm. ASMR còn được miêu tả là đối lập với Misphonia – dị ứng với những tiếng như tiếng nhai hoặc tiếng thở nhẹ.

Nữ rapper Cardi B là một fan cuồng ASMR. Cô thường nghe những video này trước khi đi ngủ, và thậm chí đã từng làm một video ASMR cho tạp chí W.

Trào lưu ASMR trên đã bắt đầu từ khoảng năm 2013, nhưng độ nổi tiếng thì vẫn cứ tăng dần đều cho đến ngày nay, với khoảng 13 triệu kết quả tìm kiếm videos cho từ khóa ASMR trên YouTube.

Những YouTubers nổi tiếng vì ASMR có thể kể đến SAS-ASMR với hơn 7 triệu lượt đăng ký, LINH-ASMR với hơn 1 triệu lượt đăng ký, thậm chí nữ vlogger nổi tiếng Giang Ơi cũng có kênh riêng về ASMR với gần 40 nghìn lượt đăng ký.

Đa số những video về ASMR đều bao gồm cảnh ai đó nói thầm vào microphone hoặc dùng những đồ vật như bàn chải chà nhẹ vào đầu microphone để người nghe được “mát xa não, mát xa tai”. Mỗi video có độ dài khác nhau, nhưng thường là từ 15 đến 25 phút.

Dạo gần đây, một trào lưu mới trong giới ASMR là slime. Dữ liệu YouTube cho thấy càng ngày càng có nhiều người tìm đến những video slime ASMR để thư giãn. Trong tuần đầu tiên của năm 2019, lượng tìm kiếm ASMR trên YouTube đã tăng 122% so với cùng thời gian này vào năm 2018. Trào lưu này rõ ràng là chỉ đang đi lên chứ không hề đi đâu cả.

Phát ngôn viên của YouTube cho biết :

ASMR là một trào lưu rất thú vị xuất hiện trên YouTube và hiện tại hứng thú với trào lưu này vẫn đang tiếp tục tăng cao. Tìm kiếm ASMR trên cả Google lẫn YouTube vẫn đang và sẽ tiếp tục tăng cao.

Vì đây là một còn khá mới nên vẫn chưa có quá nhiều nghiên cứu chuyên sâu vào ASMR. Vào năm 2018, Đại học Sheffield và Đại học Manchester Metropolitan đã công bố một trong những nghiên cứu khoa học đầu tiên về ASMR. Theo kết quả nghiên cứu của họ, ASMR có thể có ích về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Theo những nghiên cứu này, những người cảm thấy bị nhột não khi xem những video ASMR có nhịp tim chậm hơn những người không xem. Họ cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể đối với những cảm xúc tích cực, ví dụ như là thư giãn và cảm giác gắn kết với xã hội. Trên thực tế, những video ASMR cũng có ích như là nghe nhạc hoặc thiền vậy.

Nói về những nghiên cứu này, tiến sĩ Giulia Poerio thuộc khoa tâm lý học của Đại học Sheffield cho biết :

Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng video ASMR thực sự có tác dụng thư giãn, dựa trên trải nghiệm của những người tham gia. Điều này được phản ánh ở những người tham gia thử nghiệm, họ báo cáo rằng nhịp tim thư giãn hơn so với những người không tham gia thử nghiệm.

Nếu chúng ta xem thống kê của YouTube là thước đo trào lưu thì ASMR sẽ còn phổ biến lâu dài. Tại Hội chợ điện tử tiêu dùng (CES), Samsung đã cho ra mắt aiMO, một chiếc case điện thoại với tai giả, thích hợp với việc ghi lại những nội dung ASMR, kể cả khi ở chỗ đông người.

Samsung nói rằng chiếc case sẽ giúp những nhà phát triển nội dung ASMR tạo ra những không gian âm thanh được tăng cường tốt hơn về mặt định hướng âm thanh. Dự án C-Lab của Samsung cũng đang phát triển những AI với công nghệ render âm thanh cho cảm giác và chất lượng âm thanh “thật” hơn.

Maria, người quản lý kênh Gentle Whispering với hơn 1.3 triệu lượt đăng ký trên YouTube đã kết hợp với một số YouTuber khác để cho ra video ASMR đầu tiên tương thích với công nghệ thực tế ảo. Mặc dù vẫn cần được cải thiện ở nhiều chỗ, nhưng đây là bước đầu tiên để chúng ta thấy rằng ASMR gần như sẽ chẳng bao giờ biến mất.

 

Leave a Reply