Thời đại Edo ở Nhật bắt đầu từ năm 1603 đến năm 1868. Đây là thời đại được xem là thăng hoa và thịnh vượng nhất của chế độ phong kiến trong lịch sử xứ Hoa anh đào. Văn học và những tác phẩm nghệ thuật thực hiện trong khoảng thời gian này mang cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, suy nghĩ cũng như văn hóa đất nước Phù Tang.
Tuy nhiên, vì chính sách đóng cửa và hạn chế giao thương với các nước khác, mà đến tận cuối thời kì Edo, người dân Nhật mới bắt đầu hứng thú tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Và có lẽ vì đóng cửa quá lâu mà những giải thích của người Nhật dành cho giới trẻ về các nước phương Tây có phần… khá đặc biệt.
Nick Kapur, một sử học gia Nhật Bản – Đông Nam Á, đã đăng tải một số trang trong cuốn sách Osanaetoki Bankokubanashi 150 tuổi của xứ Mặt trời mọc. Sách được viết bởi Kanagaki Robun và được minh họa bởi Utagawa Yoshitora năm 1861. Nó dựa trên hai tư liệu cũ là Kaikoku Zushi và Amerika Ittōshi.
Tạm dịch:
Osanaetoki Bankokubanashi: Truyện vẽ minh họa từ 10.000 quốc gia dành cho trẻ em
Kaikoku Zushi: Nước ngoài qua tranh vẽ
Amerika Ittōshi: Lịch sử thống nhất của Hoa Kỳ
Khi được hỏi tại sao những nhân vật người Mỹ này sao lại trông giống Châu Á thế, câu trả lời của Nick rất đơn giản: họa sĩ minh họa chẳng hề biết dân phương Tây trông như thế nào, nên ông ấy cứ vẽ người như đó giờ ông đã vẽ.
Hẳn là hậu quả của bao nhiêu năm đóng cửa đất nước!
Tuy Nick chỉ đăng tải vài hình ảnh lên tài khoản của mình, nhưng nhiêu đây cũng đủ để thu hút hàng nghìn lượt likes và retweets. Nếu như bạn vẫn muốn được xem nhiều hơn, toàn bộ cuốn sách hiện có sẵn trên