Menu
in

Bí ẩn nghi lễ qua đêm với Nữ thần Mặt Trời lãng phí 580 tỷ đồng tiền thuế của Nhật Bản

Nghi thức lên ngôi của Thiên Hoàng Nhật Bản gồm 3 bước, thứ nhất là dâng tam chủng thần khí, thứ hai là lễ đăng cơ, thứ ba là lễ tạ ơn hay còn gọi là Daijō-sai. Nghi lễ cuối cùng này cũng là thủ tục gây tranh cãi nhiều nhất vì nó được xem là sự “hợp nhất” của tân Thiên Hoàng với , đồng thời nó tiêu tốn đến 25 triệu USD tiền thuế của dân (tương đương 580 tỷ đồng VND).

Nữ thần Amaterasu bước ra từ hang đá.

Daijō-sai là một nghi lễ bí ẩn, không ai thực sự hiểu nó diễn ra chi tiết như thế nào ngoại trừ hoàng gia Nhật Bản. Theo lời đồn đại nhiều thế kỷ qua, Daijō-sai được diễn ra 2 lần vào ban đêm mà người ta tin rằng tân Thiên Hoàng Nhật Bản sẽ có quan hệ nam nữ, xem như là hợp nhất với tổ tiên là nữ thần mặt trời.

Theo điều tra của hãng tin Reuters, các sử gia và nội các Nhật nói với công chúng rằng Daijō-sai bao gồm một bữa ăn, thay vì quan hệ nam nữ với nữ thần như những điều tiếng đã lưu truyền nhiều thế kỷ qua. Mặc dù vậy dư luận vẫn tỏ ra tức giận và đồn thổi về sự tốn kém cũng như mục đích không rõ ràng, có phần mê tín dị đoan của Daijō-sai.

Một quy trình mờ ám

Để tránh những lời tranh cãi và xuyên tạc không hay của dân chúng, nghi lễ tạ ơn lần này được chính phủ Nhật hé lộ một phần cho các chuyên gia Nhật Bản học. Theo ông John Breen, học giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Nhật Bản thì Daijō-sai được diễn ra vào lúc 7 giờ tối.

Đầu tiên, tân Thiên Hoàng mặc áo bào trắng, bước vào một căn phòng có ánh sáng mờ nhạt, ông đi đến đâu thì lụa trắng sẽ được trải ra và cuốn theo đến đấy, chi tiết này được cho là để chân Thiên Hoàng không phải chạm đất và những điều phàm tục. Tại căn phòng ấy, vị vua mới sẽ ăn một bữa cơm thịnh soạn trong 32 cái đĩa với những món cao lương mỹ vị như bào ngư, hạt kê, cơm và rượu trắng. Thiên Hoàng sẽ tạ ơn nữ thần trong khi thưởng thức bữa ăn để cầu mong hoà bình thịnh trị cho triều đại mới.

Lễ phục màu trắng được mặc trong lễ đăng cơ của tân Thiên Hoàng Naruhito.

Theo nghiên cứu của nhà thần học Charles Peter Wagner, trong đêm diễn ra nghi lễ, sẽ hiện thân bằng xương bằng thịt dưới hình hài một cô gái (đại loại như “thế thân” của nữ thần ở thế giới loài người, cũng có thể được xem là một dạng nữ yêu quyến rũ) và quan hệ nam nữ với tân Thiên Hoàng, đó là cách để Thiên Hoàng hoà làm một với nữ thần.

Đến 3 giờ khuya hôm sau, nghi lễ này được thực hiện lại một lần nữa nhưng ở một phòng khác. Các học giả được tiết lộ rằng trong phòng có một cái giường phủ màn nhưng Thiên Hoàng sẽ “giữ khoảng cách” với nó chứ không đến gần. Chính phủ Nhật cho phép nghi lễ được đài truyền hình NHK Nhật Bản tái hiện lại trên sóng truyền hình (phục dựng, không phải quay trực tiếp) để người dân hiểu rõ và tránh những điều nghi kỵ.

Có nên chi trả bằng tiền thuế của dân?

Mặc dù Daijō-sai được mô tả lại khá là đơn giản, tuy nhiên chúng ta không thực sự biết được tất cả các chi tiết cầu kỳ và tốn kém trong nghi lễ này đã diễn ra như thế nào để có thể hiểu được vì sao nó lại tốn kém đến như vậy. Trước đây, thái tử Akishino (em của Nhật Hoàng Naruhito) từng đặt câu hỏi ở một cuộc họp báo rằng liệu lấy tiền thuế của dân để chi trả cho nghi lễ có quá phí phạm hay không.

Một cảnh hiếm hoi về nghi lễ tạ ơn được chụp lại khi Thiên Hoàng Akihito lên ngôi vào năm 1990.

Vào năm 1990, khi Thiên Hoàng Akihito (nay đã thoái vị làm Thái Thượng Hoàng) thực hiện nghi lễ Daijō-sai đã dẫn đến nội loạn, nhiều cuộc biểu tình diễn ra tỏ ý bất mãn, hàng ngàn người đâm đơn kiện hoàng gia Nhật Bản vì sự phung phí, trong khi đó truyền thông và dư luận thi nhau soi mói để vạch trần mục đích cũng như tính chất mê tính dị đoan của buổi lễ.

Xem thêm:

 

Leave a Reply