Một sự kiện tưởng chừng như chỉ diễn ra trong phim khoa học giả tưởng lại có khả năng xuất hiện ngoài đời thật. Mới đây cho biết ông sẽ xem xét hỗ trợ hơn 3 triệu USD để khởi động dự án “tạo mây che nắng cho Trái Đất”.
Các nhà nghiên cứu ở giả định rằng, nếu có một khinh khí cầu khổng lồ bay lên tầng bình lưu và thả ra những đám bụi từ hạt calcium carbonate, chúng sẽ tạo thành một đám mây mỏng có thể che bớt các tia độc hại từ ánh nắng mặt trời, phản chiếu một phần các bức xạ này vào không gian.
Nếu mọi chuyện diễn ra như dự kiến, chỉ cần 2 Kg calcium carbonate thả ra từ độ cao hơn 19.000 mét sẽ giúp tạo ra bóng râm khổng lồ che kín một diện tích lớn mặt đất, nhanh chóng giảm nhiệt độ cho hành tinh xanh của chúng ta, đồng thời ngăn chặn quá trình .
24 giờ sau khi đám mây bụi hình thành, những cảm biến trên khinh khí cầu sẽ ghi nhận lại hầu hết sự thay đổi về mật độ bức xạ trong ánh nắng mặt trời sau khi bị đám mây bụi chặn bớt. Lúc này, khí cầu sẽ được thu hồi lại và những số liệu sẽ được mang đi phân tích.
Được biết, dự án này được đại học Harvard và tỷ phú Bill Gates lấy ý tưởng dựa trên vụ phun trào núi lửa Pinatubo ở Philippines vào năm 1991, một trong những vụ nhất trong lịch sử nhân loại, từng giết chết 700 người và khiến 200.000 người mất đi nơi ở.
Trong lần bùng nổ đó, núi lửa Pinatubo đã phun ra 20 triệu tấn tro bụi (ảnh trên), tạo nên đám mây bụi khổng lồ che phủ một phần bề mặt Trái đất suốt 1 năm rưỡi. Đám mây bụi này đã khiến nhiệt độ toàn cầu giảm xuống 0.5 độ C trong vòng hơn 1 năm trước khi hoàn toàn tan biến.
Nếu dự án mây bụi này thành công, không chỉ hiện tượng nóng lên toàn cầu bị đẩy lùi mà sức khỏe nhân loại cũng cải thiện vì những tia bức xạ gây ung thư đã bị giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng kế hoạch này có thể gây ra những biến đổi khí hậu cực đoan, khi con người can thiệp vào tự nhiên, thậm chí nó có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước nghiêm trọng hơn cả việc nóng lên toàn cầu.
Có ý kiến cho rằng nếu đám mây bụi mất kiểm soát, nhiệt độ Trái Đất hạ thấp hơn mức cần thiết sẽ gây thảm họa toàn cầu, nhiệt độ sút giảm nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng các dòng hoàn lưu dưới đáy đại dương, giết chết những cánh rừng, các quần thể động thực vật. Như vậy con người sẽ vô tình làm chuyện “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, tự thay thế một thảm họa này bằng một thảm họa khác.
Chuyên gia khí tượng của Liên Hợp Quốc Janos Pasztor nhanh chóng cảnh báo rằng Bill Gates tốt nhất nên tập trung vào chuyên môn phát triển máy tính hơn là xen vào việc thay đổi khí hậu toàn cầu, vì làm điều mà mình không rõ có thể dễ dàng gây nguy hại.
Janos Pasztor dẫn chứng một ví dụ, khẳng định rằng ý tưởng sử dụng mây bụi này không hề mới mà người đã từng thử nghiệm để bảo vệ những cánh đồng lúa của họ rồi. Mặc dù thí nghiệm đó đã thành công, nhưng hậu quả là ảnh hưởng đến gió mùa ở Ấn Độ 1 năm sau đó, khiến cho mùa màng thất bát, dẫn đến cái chết của hàng nghìn người.
Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ gây ảnh hưởng khí hậu toàn cầu có khể khiến các quốc gia trở nên thù địch với nhau, khi hành vi của nước này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân nước kia.
Tuy nhiên, giáo sư David Keith – người chịu trách nhiệm dự án mây bụi của Harvard cho rằng sẽ không có hậu quả gì nếu họ kiểm soát được mật độ của đám mây và khiến cho nó mỏng ở mức độ phù hợp.
Ngoài ra, Keith cho biết một số phương pháp khác như rải muối trên biển để khiến mặt biển phản chiếu ánh sáng tốt hơn, xây nhiều ngôi nhà bằng chất liệu phản chiếu hoặc đặt những tấm kính khổng lồ trên quỹ đạo để che nắng cũng là những biện pháp có thể xem xét (ảnh dưới).
Cho đến hiện tại, nội bộ giới khoa học gia thế giới đang chia rẽ nghiêm trọng vì dự án “mây bụi che nắng” này. Căn bản là có quá nhiều vấn đề kéo theo và chúng ta chưa thể lường trước được hết những hiểm họa có thể xảy ra từ dự án.