Mới đây, trong một giải thưởng thường niên với mục đích vinh danh những nhân vật, sự kiện được giới trẻ yêu thích trong năm trước đó, từ “cà khịa” được bình chọn là “từ lóng của năm” khiến dân mạng ngỡ ngàng vì dường như đây không phải định nghĩa đúng theo như từ điển Tiếng Việt.
‘Cà khịa’ được bình chọn là ‘từ lóng của năm’ nhưng lại không phải từ lóng?
Sau khi giải thưởng nói trên được công bố, cộng đồng mạng nhanh chóng nhìn ra có chỗ “sai sai”. Một bạn nữ có ý kiến:
“Cà khịa” hình như đâu phải từ lóng đâu nhỉ? Hay định nghĩa từ lóng của tôi bị sai?
Một vài người dùng Facebook có ý kiến khá gay gắt, cho rằng ban tổ chức lễ trao giải nói trên không có kiến thức về từ vựng và khái niệm từ loại, đồng thời họ nhanh chóng chỉ ra từ “cà khịa” là một động từ mà học sinh được làm quen từ cấp tiểu học, cụ thể là ở sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 2, bài Bài Học Đường Đời Đầu Tiên (đoạn trích từ tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của nhà văn Tô Hoài).
Theo ban tổ chức lễ trao giải thưởng nọ, động từ “cà khịa” được định nghĩa là:
Hành động khẩu nghiệp, mỉa mai một cách tế nhị và thanh lịch, mang lại sự sung sướng cho bản thân và niềm vui cho mọi người.
Trong khi đó, sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 2 định nghĩa “cà khịa”:
Cố ý gây chuyện để cãi nhau, đánh nhau dù không có lí do gì đáng kể.
Theo đó, chúng ta không xác minh được ban tổ chức, ban giám khảo lễ trao giải thưởng nói trên đã lấy định nghĩa từ “cà khịa” từ đâu và nó hoàn toàn khác với những gì mà các từ điển uy tín ghi nhận về động từ vốn đơn giản và chỉ có một tầng nghĩa này.
Theo những tư liệu tham khảo từ từ điển tiếng Việt Hồ Ngọc Đức (Đại học Leipzig, Đức, thì “cà khịa” có nghĩa là:
(Động Từ) 1. Cố ý gây sự để cãi vã, đánh đấm nhau: Chỉ tại nó cà khịa mà nên chuyện tính hay cà khịa. 2. Xen vào chuyện riêng người khác: Chớ có cà khịa vô chuyện riêng của người ta.
Theo từ điển online HVDIC của Thi Viện, dựa trên Từ điển Tiếng Việt của Phó Giáo Sư Hồ Lê thì chúng ta có chữ “khịa” trong “cà khịa” được viết dưới dạng chữ Nôm: