Chiếc hộp này đang được đặt thí nghiệm tại trường đại học công nghệ Virginia, một trong những trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Để mở nó, bạn phải giải mã ba thử thách vô cùng phức tạp trong thời gian có hạn từ thứ 3 ngày 30/10 đến thứ 5 ngày 1/11. Nếu học sinh nào giải được thì sẽ nhận được học bổng 10.000 USD và cơ hội làm việc tại Lockheed Martin.
Tuy nhiên, điều khó khăn ở đây là chiếc hộp sẽ tự động reset lại câu đố mỗi ngày, tức là nếu không giải được câu đố vào ngày hôm nay thì nó sẽ tự động tạo ra câu hỏi mới vào ngày mai.
Một nhóm gồm 7 kỹ sư của Lockheed Martin đã dành 6 tháng để thiết kế thử thách. Nó được lấy cảm hứng từ một vấn đề mà các kỹ sư đã tìm ra đáp án: Mất bao lâu để chiếu một tia laser từ vệ tinh này sang vệ tinh khác. Các câu đố mang tính chất vật lý, toán học, kĩ thuật và cả khả năng logic.
Kỉ lục thời gian giải mã câu đố sẽ được ghi nhận vào chiếc đĩa đồng và phóng lên cùng phi thuyền không gian Voyager (nơi lưu trữ nền văn minh của Trái Đất như: bản nhạc, lời chào bằng 55 ngôn ngữ trên thế giới,…)
Ngoài ra nếu sinh viên nào giải mã câu đố cấp độ dễ hơn thì sẽ nhận được một chiếc hộp thực tế ảo giúp du hành vào không gian.
Bộ ba kỹ sư cơ khí – Jason Lazar, Maxwell Baum và Wade Titterton – vào sáng thứ 5 đã giải mã thành công thử thách. Họ đã dành 7 đến 8 tiếng đồng hồ để giải đáp bí mật này và nhận được phần thưởng xứng đáng.