Menu
in

Chó 3 đầu Cerberus và những câu chuyện thú vị về ‘boss cưng’ của thần chết Hades

cerberus avatar

CERBERUS

Bên cạnh những câu chuyện dài bất tận về 12 vị thần trên đỉnh Olympus hay chiến công của những vị anh hùng nổi tiếng, sinh vật huyền bí và quái thú cũng là một chủ đề vô cùng hấp dẫn trong thần thoại Hy Lạp.

Một trong những sinh vật nổi tiếng nhất, không thể không kể đến con chó ba đầu Cerberus, thú cưng của Hades và là kẻ canh giữ cánh cổng bước vào thế giới người chết, nơi vị thần này đang ngự trị.

Trong trí tưởng tượng của người Hy Lạp cổ đại, hình tượng Cerberus xuất phát từ chính nỗi sợ loài chó hoang. Vì vậy, họ dành cho loài vật này những đặc tính thường có của một con chó, như vệ sĩ mạnh mẽ, im lặng và làm hết sức để không ai xâm phạm chủ nhân của mình.

Nguồn gốc

Theo thần thoại Hy Lạp, Cerberus là con của, một yêu quái đáng sợ với đôi mắt đỏ rực, thở ra lửa, có một trăm cánh cũng như một trăm đầu. Trong , Typhon đã có lần khiến các vị thần sống trên đỉnh Olympus phải sợ tái mặt.

Typhon, con quái vật từng khiến cho các vị thần trên đỉnh Olympus phải một phen khốn đốn.

Cùng với người cha khét tiếng, Cerberus cũng có mẹ là một yêu quái đáng sợ khác. Mẹ của con quái thú này là Echidna, với hình dạng nửa người nửa rắn, với phần người là một người phụ nữ xinh đẹp. Bằng đôi mắt đen sâu tuyệt đẹp của mình, Echidna đã dụ dỗ những người đàn ông vô tình lọt vào hang ổ của ả và ăn thịt bọn họ.

Cùng với Typhon, Echidna đã cho ra đời rất nhiều yêu quái, bao gồm cả Cerberus

Con chó trung thành canh gác cổng Địa ngục

Hình minh họa Hades và Cerberus.

Cerberus thường được thần thoại Hy Lạp mô tả là một con chó dữ dằn, đáng sợ và là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai trước khi muốn tiến vào thế giới người chết. Thực ra, con chó ba đầu này chỉ chịu trách nhiệm ngăn cản những người chết trốn thoát khỏi đây, cũng như chống lại bất kì sự xâm nhập nào từ dương gian mà không có sự cho phép của Hades.

Trái với vẻ ngoài đáng sợ (được thừa hưởng từ cả cha và mẹ), thực chất Cerberus lại rất tốt bụng và thân thiện với người chết, cũng như bất kỳ linh hồn mới nào bước vào thế giới ngầm. Các nhà văn Hy Lạp đã mô tả cảnh con vật mừng rỡ, phấn khích, hít ngửi và chào đón các linh hồn mới đến địa ngục.

Thần Hades cùng vợ Persephone và chó ba đầu Cerberus.

Lưu ý rằng thế địa ngục theo thần thoại Hy Lạp không hẳn là nơi đáng sợ tra tấn người chết, đây chỉ là một vùng đất nơi mà các linh hồn đi đến sau khi chết mà thôi. Thế giới dưới lòng đất này do Hades cai quản, tương tự như Zeus cai quản đất liền từ trên đỉnh Olympus, Poseidon cai quản đại dương vậy.

Trông vậy thôi chứ em đáng yêu lắm ạ.
Cerberus và Hades trong hoạt hình của Disney. Chủ Hades quý em lắm luôn.

Persephone, nữ hoàng thế giới ngầm cũng chưa bao giờ bị Cerberus gây khó khăn khi đi lại giữa hai thế giới. Con vật chỉ trở nên hung dữ khi có kẻ mạo phạm nào muốn vượt qua ranh giới sinh tử, nó sẽ xé xác linh hồn những kẻ có ý định hồi sinh trái với mong muốn của Hades. Một linh hồn bị giết bởi Cerberus sẽ vĩnh viễn tan biến.

Đôi khi Cerberus cũng được khai thác trong hình dạng cún dễ thương:

Hercules ra tay thu phục Cerberus

Cerberus chủ yếu được biết đến thông qua giai thoại của anh hùng Hercules, anh bắt giữ nó như một trong số 12 chiến công nổi tiếng mà anh buộc phải làm sau khi bị .

Truyện kể lại, vua của Tiryns, Euripides muốn thử thách Hercules bằng việc yêu cầu anh bắt giữ Cerberus từ vị vua của thế giới ngầm. Sở dĩ Euripides yêu cầu anh làm điều này bởi đó chắc chắn là một nhiệm vụ bất khả thi với mọi người trần mắt thịt, giống như các yêu cầu trước đó của hắn.

Biết được sự khó khăn của nhiệm vụ, Heracles đã phải nhờ đến sự giúp đỡ Hermes và nữ thần Athena. Hai vị thần này chỉ cho chàng một con đường bí mật tiến vào thế giới ngầm để gặp Hades mà không phải chạm trán Cerberus từ trước.

Sau khi nghe Hercules trình bày hoàn cảnh khó khăn, Hades cho phép chàng bắt con thú cưng của mình, nhưng không được phép dùng vũ khí làm hại nó.

Bức tượng Hercules dùng tay không bắt Cerberus ở lâu đài Hofburg, Vienna

Hercules chỉ thật sự đối đầu với Cerberus khi đi bằng cổng chính ra ngoài, nơi con quái thú luôn canh giữ. Tại đây, chàng gặp gỡ hai anh hùng là Theseus và Pirithous, vốn đang bị giam cầm khi tìm cách bắt cóc nàng Persephone.

Hai người này nói với Hercules, họ sẽ giúp chàng thu phục con vật, với điều kiện, chàng phải giúp họ thoát khỏi đây. Khi người anh hùng của chúng ta gật đầu đồng ý, cuộc chiến giữa họ và con chó địa ngục mới bắt đầu.

Tranh vẽ Hercules đeo trên mình áo làm từ da sư tử Nemean, một tay cầm chùy, một tay dùng xích kéo lê Cerberus đi khỏi địa ngục.
Tượng gốm khắc họa Athena trợ giúp Hercules trong việc bắt giữ Cerberus.

Trong cuộc bắt giữ Cerberus, Hercules đã choàng lên mình bộ lông của con sư tử Nemean, một trong số chiến lợi phẩm từ chiến công trước của chàng và dùng tay không bóp cổ một cái đầu con thú.

Cùng lúc đó, Theseus lại tấn công cái đầu khác của con vật, khiến nó bị phân tán. Sau vài phút, Cerberus cũng phải đầu hàng vì kiệt sức và đó là lúc Hercules xích cổ con vật và đưa nó lên trần gian để trình cho Euripides.

Chiến công bắt giữ Cerberus cũng là một chủ đề trang trí tượng gốm phổ biến thời Hy Lạp cổ đại.

Ở vùng đất của người sống, ánh sáng mặt trời đã khiến cho con vật bị ốm nặng và nôn ra khắp nơi, làm cỏ cây chết như ngả rạ ở mỗi đường nó đi qua.

Dù vậy, nó vẫn không ngừng phản kháng một cách yếu ớt bằng việc sủa và tru những tiếng kêu hết sức rùng rợn, đến nỗi chính Euripides cũng không thể chịu được và yêu cầu Hercules thả ngay con thú về địa ngục.

Khi âm nhạc của người phàm cũng khiến chó địa ngục xúc động

Hercules không phải người phàm đầu tiên đối đầu với Cerberus. Danh hiệu này thực chất thuộc về Orpheus, một nhạc sĩ thiên tài của Hy Lạp. Orpheus đem lòng yêu một tiên nữ là Eurydices và ngay lập tức, hai người đã tiến tới hôn nhân sau thời gian dài yêu nhau.

Orpheus và Eurydices đã từng có thời gian hạnh phúc bên nhau.

Nhưng bi kịch xảy đến ngay trong ngày cưới của họ khi Eurydices bị một con rắn độc cắn vào tay và chết ngay lập tức. Đau khổ vì cái chết bất ngờ của người yêu, Orpheus đã đi khắp nơi để hát những bài ca về nỗi thương tiếc của mình, khiến bất kể ai nghe thấy cũng phải mủi lòng và đau xót thay cho chàng.

Xúc động với câu chuyện của Orpheus, có người đã khuyên chàng xuống Địa ngục để gặp Hades và thuyết phục ông cho Eurydices sống lại. Ngay trước khi định tiến vào bên trong, Cerberus đã hung hãn, chặn lại chàng.

Không có vũ khí hay sức mạnh phi thường như Hercules, Orpheus đã dùng tài năng âm nhạc để thu phục con vật. Như hiểu tâm trạng của chàng, con thú đã ngoan ngoãn phủ phục xuống sàn, để chàng vào gặp Hades.

Cerberus bị thu phục bởi tiếng đàn xúc động của Orpheus

Sau khi Orpheus kể xong chuyện tình buồn của mình và Eurydices, Persephone không thể cầm được nước mắt hay ngay đến cả Hades, vốn hàng ngày rất cứng rắn cũng phải mủi lòng. Thần cho phép vợ chàng quay lại dương thế, nhưng với yêu cầu: Trên đường đi ngược trở lại lên trần gian, Orpheus tuyệt đối không được nhìn về phía sau.

Orpheus thuyết phục Hades và Persephones cho vợ mình sống lại bằng tiếng đàn lyre

Nghe lời dặn của ông chủ địa ngục, Orpheus quay đầu về phía trần gian, với tâm trạng đầy lo lắng cho vợ. Liệu Eurydices, chân nàng có bị sưng khi đi trên con đường gồ ghề của thế giơi người chết, liệu nàng có phải chịu lạnh khi ở đây,… Không tự kiềm chế được sự tò mò, chàng nhạc sĩ quay đầu ra sau và Eurydices cũng tan biến hoàn toàn sau cái liếc mắt ấy.

Hoảng sợ, Orpheus quay lại địa ngục để cầu xin Hades lần nữa nhưng Cerberus đã chặn chàng ngay trước cổng vào điện. Câu chuyện kết thúc với việc Orpheus bị sát hại bởi những tín đồ của Dyonisus và được đoàn tụ với người mình yêu dưới cửu tuyền.

Orpheus và Eurydices đoàn tụ dưới địa ngục, tranh vẽ của Jean Raoux.
Một tranh vẽ khác về cặp đôi “hoàn cảnh” này.

Cerberus trong văn học và văn hóa đại chúng

Cerberus lần đầu được mô tả trong các văn bản Hy Lạp cổ vào thứ thế kỷ VII TCN. Trong Thần Khúc của tác giả Dante, chương Hỏa Ngục (Inferno), Cerberus được nhắc đến như là người bảo vệ tầng địa ngục thứ ba. Trong thần thoại Bắc Âu, con chó coi giữ địa ngục Garm, cũng được cho là bắt nguồn từ hình ảnh này.

Nhà thơ Dante gặp Cerberus trong hành trình đi xuống Hỏa Ngục.
Khác với hình ảnh chó ba đầu thường thấy, Cerberus trong game Dante’s Inferno lại rất đáng sợ và là trùm cuối của màn Gluttony.
Chó Zombie trong tựa game Resident Evil cũng có tên là Cerberus.
Cerberus trong phim hoạt hình Hercules của Disney…
…và trong game Kingdom Hearts cũng từ Nhà Chuột.
Rõ ràng, Fluffy trong Harry Potter dễ thương hơn Cerberus bản gốc nhiều.

Cerberus cũng là cảm hứng cho nhiều nhân vật trong văn hóa đại chúng, ví dụ như chú chó cưng Fluffy của Hagrid trong cuốn Harry Potter và The Philosopher’s Stone, thuộc loạt truyện Harry Potter.

Chú chó này cũng có nhiều đặc điểm giống với Cerberus như có ba đầu, hung dữ với kẻ lạ xâm nhập và đều canh giữ một cái gì đó (Địa ngục – Hòn đá phù thủy).

Nhiều tựa game như Smite, Dante’s Inferno, vốn chịu ảnh hưởng từ thần thoại Hy Lạp cũng mô tả Cerberus theo nhiều cách khác nhau, cho thấy mức độ phổ biến của hình tượng con chó canh giữ địa ngục với người hiện tại.

 

Leave a Reply