Menu
in

Đằng sau sự bùng nổ xây dựng ở Ấn Độ là một ‘chế độ nô lệ có hệ thống’ bên trong những xưởng sản xuất gạch

Tọa lạc bên bờ sông Brahmaputra ẩm thấp của bang Assam, vùng Đông Bắc là Nhà máy Gạch ABC, một trong 200.000 cơ sở sản xuất gạch lớn nhỏ khác nhau trên khắp Ấn Độ. Một công nhân hợp đồng tại đây, Shazima Kathum 24 tuổi, cùng chung số phận với 12 triệu lao động khác đang vắt kiệt sức mình trong những lò gạch bụi bặm, bẩn thỉu.

Với vóc dáng gầy gò, nhỏ con nhưng sắc sảo, người phụ nữ này
trông già trước tuổi.

Bố mẹ Kathum, cũng là thợ làm gạch, đã buộc phải bán đi mảnh đất canh tác nhỏ của mình vì nó không còn có thể nuôi sống cả gia đình nữa và họ cũng cần tiền để cất một căn nhà đủ chỗ cho 6 người con gái ở. Vì vậy Kathum đã phải nghỉ học ở tuổi 14 để bắt đầu lao vào làm việc quần quật dưới những ống khói ngày ngày nhả ra những đụn khói đen kịt của hết xưởng gạch này đến xưởng gạch khác. Dưới khí hậu khô nóng suốt 5 tháng liền trong vòng 1 năm, cô đội 8 đến 10 viên gạch chưa nung – trọng lượng tương đương hơn 18kg – trên đầu, chân trần đi bộ dưới ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt. Không khác gì một chiếc xe chở hàng chạy bằng sức người, cô mỗi ngày chạy hết vài ba dặm qua lại giữa các lò nung. Mồ hôi chảy trộn lẫn với lớp bụi dày đã biến thành bùn trên mặt cô.

“Với mỗi 1.000 viên gạch tôi kiếm được 136 rupee.” Cô còn cho biết thu nhập mỗi ngày cộng lại chưa đến 2 đô-la. “Ban đầu, lưng tôi đau như sắp gãy. Nhưng rồi bạn cũng phải tập quen dần thôi.”

Ấn Độ là đất nước sản xuất gạch lớn thứ hai thế giới chỉ sau . Để đáp ứng được sự bùng nổ xây dựng kéo dài cả thập kỷ: những siêu đô thị lớn nhanh như vũ bão, hàng tá trung tâm chăm sóc khách hàng, những trung tâm giải trí, công viên hiện đại, đất nước này đòi hỏi phải sản xuất được 250 tỷ viên gạch mỗi năm – một con số đáng kinh ngạc!

Nhưng, trong một khoảng thời gian dài hơn thế, lực lượng thợ làm gạch đông đảo ở Ấn Độ đã trở thành một ví dụ điển hình cho nạn bóc lột lao động.

Về mặt lý thuyết, họ được bảo hộ bởi luật về mức lương tối thiểu, cấm lao động trẻ em và các điều luật khác nhưng hàng triệu đàn ông, phụ nữ, trẻ em vẫn phải chịu cảnh mà một tổ chức vì nhân quyền gọi là “chế độ có hệ thống”. Những lao động này bị buộc phải làm việc cật lực để trả nợ cho cánh môi giới gian xảo, những kẻ thu phí đắt cắt cổ để có thể duy trì công việc. Một khảo sát y tế gần đây chỉ ra rằng gần một nửa công nhân sản xuất gạch thiếu cân, hơn một nửa còn lại bị thiếu máu.

Tại một lò gạch ngoại ô thành phố Dubri, hầu hết những người
khuân vác gạch đến lò nung ở đây là phụ nữ. Họ ngân nga hát khi hạ những viên gạch
nặng từ một tấm ván gỗ nhỏ trên đầu xuống lò nung bằng đất.

“Tôi đang phải trả học phí cho em gái tôi.” Kathum nói về một người em gái đang học lớp 6 của mình. “Tôi không muốn em cũng phải làm công việc này.”

Nói đoạn, cô vội vã quay đi để khuân tiếp chuyến hàng khác.

 

Leave a Reply