Nhật Bản luôn đi đầu trong việc các phát triển các biểu tượng cảm xúc emoji (khái niệm này bắt nguồn từ chính xứ sở hoa anh đào). Thế nên, việc sử dụng emoji trở thành một nét văn hóa quan trọng và người Nhật khá nghiêm túc khi dùng các biểu tượng này.
Một trong số các lý do chính là vì ngôn ngữ viết của Nhật Bản bao gồm rất nhiều ký tự so với các ngôn ngữ khác, chỉ riêng Katakana và Hiragana đã là 92 ký tự khác nhau, cho phép người Nhật sáng tạo tất cả các loại tác phẩm nghệ thuật emoji chỉ bằng ký tự trong văn bản.
Ví dụ, khi đăng tweet về các hoạt động và sự kiện tại địa phương, Văn phòng Hợp tác tỉnh Ehime của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản* (hay Đội tự vệ Nhật Bản – JSDF) thường kết thúc các tin nhắn của họ bằng một biểu tượng cảm xúc emoji đặc biệt (còn được gọi là kaomoji – biểu tượng cảm xúc hình mặt cười) như sau.
(*`∪´*)ゞ
Tuy nhiên, ngay sau đó, Văn phòng Hợp tác tỉnh Ehime của Đội tự vệ Nhật Bản đã đưa ra một lời xin lỗi chính thức và nghiêm túc cho việc sử dụng biểu tượng cảm xúc nói trên sai cách, cho rằng họ đã rất tiếc khi sử dụng nó chưa được hoàn hảo.
Vậy thì, vấn đề ở đây là gì? Có phải biểu tượng trên được coi là quá dễ thương cho một lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu như JSDF? Dĩ nhiên là không, bản thân JSDF không có vấn đề gì với việc dễ thương, và Văn phòng Hợp tác tỉnh Ehime thậm chí còn có linh vật được vẽ minh họa trong bộ đồng phục binh sĩ của riêng mình là rái cá sông Kawacchi.
Thực ra, cái sai trong biểu tượng ở đầu bài chính là kaomoji (*`∪´*)ゞ đã chào bằng tay trái, trong khi chào bằng tay phải mới đúng tác phong của lực lượng vũ trang.
Thông điệp xin lỗi như sau:
Cho đến bây giờ, khi đăng bài chúng tôi đã sử dụng (*`∪´*)ゞ. Nó cho thấy một động tác chào được thực hiện bằng tay trái, đó không phải là cách chào đúng. Với tư cách là một bộ phận quan hệ công chúng của Lực lượng Phòng vệ, chúng tôi muốn đưa ra lời xin lỗi. Chúng tôi rất tiếc về hành động của mình và trong tương lai chúng tôi sẽ sử dụng ∠(`・ω・´)
Ngay sau đó, các fan của JSDF lập tức cũng đáp trả lại bằng một kaomoji chào phiên bản khác: