Menu
in

Hãy nghe các phi công giải đáp để những chuyện xảy ra trên máy bay không còn là bí mật

1. Làm sao để ai đó vào được buồng lái nếu cửa bị khóa từ bên trong?

Có một mật mã bí mật mà chỉ có các thành viên trong phi hành đoàn được biết. Khi nhập mã này vào thì cửa sẽ tự động mở ra phòng ngừa trường hợp khẩn cấp xảy ra với phi công. Ngoài ra trong buồng lái còn có màn hình camera có thể nhìn thấy người nào đang đứng trước cửa buồng lái. Nếu đó là khủng bố có ý định xông vào thì các phi công trong buồng sẽ bấm nút khóa cửa khẩn cấp, và không ai có thể mở được cánh cửa đó.

2. Phi công có thể để râu, đeo khuyên mũi hay không?

Râu, ria mép, xỏ khuyên trên mặt sẽ làm cho mặt nạ oxy bị đeo không đúng cách. Mặt nạ oxy trong trường hợp khẩn cấp được thiết kế vừa khít với khuôn mặt để có thể cố định trên đầu. Đó là lý do tại sao các phi công nên giữ khuôn mặt sạch sẽ để không cản trở quá trình cứu hộ trong các tình huống khẩn cấp.

3. Sẽ ra sao nếu tất cả động cơ ngừng hoạt động?

Chuyện này rất hiếm khi xảy ra, mà dù có xảy ra thì vẫn có cách khiến động cơ khởi động trở lại. Ví dụ nổi tiếng nhất là máy bay Boeing 747 của hãng British Airways vào năm 1982, khi chiếc máy bay này bay qua không phận Indonesia thì bị tro núi lửa làm ngưng tất cả 4 động cơ. Phi hành đoàn đã tìm cách hạ cánh xuống sân bay gần đó, 263 hành khách đều an toàn và không bị thương.

4. Bạn có thể thở trong bao lâu sau khi mặt nạ oxy được đeo vào?

Khi áp suất trong cabin giảm xuống, mặt nạ oxy sẽ tự động rơi ra để các hành khách đeo vào. Mặt nạ có thể cung cấp oxy cho bạn trong vòng 10-15 phút đủ để phi công hạ cách xuống độ cao thích hợp mà bạn có thể thở bình thường. Các phi công luôn có mặt nạ oxy riêng với thời gian sử dụng lâu hơn mặt nạ oxy của hành khách. Các phi công trước khi bay đều kiểm tra mặt nạ oxy của mình.

5. Tất cả các phi công có ngủ cùng lúc hay không?

Khoảng 56% phi công vô tình ngủ quên trong chuyến bay (hoặc họ ngủ trưa). Nhưng trên máy bay luôn có cơ chế bay tự động nên máy bay vẫn bay và hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, trong chuyến bay dài hơn thì cần 2-3 phi công tham gia vào cả hành trình bay. Họ sẽ thay phiên nhau ngủ trong buồng ngủ riêng. Chắc chắn và luôn luôn có 1 phi công trong trạng thái tỉnh táo để điều khiển máy bay, liên lạc với trạm không lưu.

6. Tại sao trước khi hạ cánh máy bay phải bay vòng tròn trên không?

Đây là một tình huống hoàn toàn bình thường. Phi công cho máy bay bay vòng tròn có thể vì: đường băng đang bị tắc nghẽn, có động vật/ đồ vật còn trên đường băng chưa được dọn, gió lớn,… Nhưng bạn hãy yên tâm rằng tất cả mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát của phi công.

7. Nếu đứa trẻ được sinh trên máy bay, thì em bé sẽ mang quốc tịch nào?

Có 3 lựa chọn cho đứa bé:

  • Quốc tịch mà hãng máy bay đăng kí
  • Quốc tịch của đất nước mà đứa bé được sinh ra khi đang bay trên không phận của nước đó.
  • Quốc tịch là đích đến của máy bay.

Hầu hết quốc tịch đứa bé đều được lựa chọn theo cách thứ 1. Tuy nhiên, hãng hàng không sẽ chọn quốc tịch cho đứa bé và theo đúng luật pháp của hãng hàng không đó. Đôi khi, hãng hàng không còn có quà tặng đặc biệt dành cho những đứa bé được sinh trên máy bay: bay miễn phí tất cả chuyến bay của hãng trọn đời.

8. Có thể hạ cánh bằng hệ thống lái tự động?

Trong máy bay hiện đại có cả hệ thống hạ cánh tự động từ độ cao 1000 feet (khoảng 305 mét) xuống mặt đất. Nhưng chế độ này phải được các phi công kích hoạt bằng tay. Hệ thống này vẫn luôn hoạt động dù cho có bị mất điện.

9. Trong tình huống nguy hiểm, hạ cánh trên mặt đất và hạ cánh trên mặt nước cái nào an toàn hơn?

Hầu hết trong nhiều trường hợp, hạ cánh trên mặt đất dễ dàng hơn là hạ cánh trên mặt nước. Vì sức nặng của máy bay và vận tốc mà nó lao xuống sẽ khiến máy bay nhanh chóng ngập trong nước, nước sẽ dễ dàng tràn vào cabin. Theo thống kê, cơ hội sống sót khi hạ cánh trên mặt đất cao hơn cơ hội sống sót khi máy bay hạ cánh trên mặt nước.

10. Các phi công ăn gì trong chuyến bay?

Tùy vào từng hãng hàng không mà phi công có thể ăn thực đơn riêng hoặc chung với hành khách. Nếu phi công chính chọn món gà thì phi công phụ phải ăn món khác, điều này tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm chung. Ngoài ra, họ đều thay phiên lượt dùng bữa để người khác có thể điều khiển máy bay.

11. Tại sao phi công đôi lúc lại ngồi chung ghế với hành khách?

Đôi khi phi công phải ngồi chung với hành khách khi bay từ sân bày này đến sân bay khác. Tuy nhiên, các phi công không được mặc đồng phục khi ngồi chung với các hành khách tránh gây lo sợ cho họ. Hầu hết, họ đều ngồi trong cabin phụ hoặc khoang hạng nhất.

12. Cái nào nguy hiểm hơn: máy bay bị sét đánh trúng, va chạm với chim hay bị mưa đá văng trúng?

Máy bay thường xuyên bị sét đánh trúng mà các hành khách không biết đấy thôi. Máy bay có thể bị mất điện tạm thời sau khi bị sét đánh trúng nhưng các phi công sẽ dễ dàng khởi động lại máy bay như bình thường.

Mưa đá hiếm khi xảy ra vì chúng ta đã có hệ thống dự báo thời tiết để máy bay di chuyển an toàn hơn.

Nhưng va chạm với chim rất nguy hiểm và khó tránh. Chim có thể gây hư hại động cơ hoặc thậm chí gây cháy nổ. Vì vậy máy bay có hệ thống phát ra tiếng kêu dọa chim tránh ra xa.

13. Tại sao tua bin động cơ máy bay có hình xoắn ốc?

Tua bin động cơ có thể hoạt động mà không hề gây ra tiếng động. Nếu vô tình đứng gần khi tua bin hoạt động bạn có thể bị đẩy ra xa vài mét và bị thương nặng. Sau vài vụ tai nạn, tua bin được thiết kế hình xoắn ốc để mọi người dễ dàng biết được là máy bay có đang khởi động hay không.

14. Người bình thường không biết lái máy bay thì có thể hạ cánh một chiếc máy bay hay không?

Bạn xem phim hài và nhìn thấy nguyên phi hành đoàn ngất xỉu hết, chỉ có một nữ chính ngu ngơ không biết gì lên lái máy bay và hạ cánh an toàn? Điều đó là không thể với máy bay cũ, nhưng nếu máy bay hiện đại thì khả năng rất cao là bạn sẽ hạ cánh thành công và được mọi người phong làm anh hùng.

Theo một cuộc thử nghiệm, tiếp viên đã thành công hạ cánh một chiếc máy bay mô hình. Cô ấy đã làm theo đúng chỉ dẫn của trạm không lưu qua radio, và sách hướng dẫn trên máy bay để hạ cánh an toàn.

15. Tại sao không phát cho mỗi hành khách một chiếc dù (dù nhảy)?

Nghe có vẻ vô lý nhưng bạn có khả năng sẽ… không sống sót nếu nhảy ra khỏi máy bay bằng dù. Những vận động viên nhảy dù chuyên nghiệp chỉ sử dụng dù ở độ cao không quá 16000 feet (khoảng 4,8 km) và máy bay phải bay trong trạng thái bay chậm. Nhưng một số hành khách “sợ bay” đã mua hẳn một cây dù nhảy để trong hành lý xách tay. Bạn cũng có thể thử mua, chỉ nếu như bạn có tiền vì một cây dù nhảy có giá bằng một chiếc xe hơi.

16. Phi công có sợ bay hay không?

Dù tỉ lệ xảy ra tai nạn máy bay là rất thấp nhưng hầu hết các vụ tai nạn có hậu quả rất thảm khóc. Hàng ghế đầu tiên chịu va chạm tất nhiên là buồng lái của phi công. Vì vậy, dù chỉ là một chút, nhưng các phi công vẫn “sợ” bay. Nếu bạn muốn sống sót thì nên chọn hàng ghế phía sau máy bay hoặc gần cửa thoát hiểm.

P/s: Theo thống kê, 3 phút cất cánh và 8 phút hạ cánh là giây phút nguy hiểm nhất trong chuyến bay. Vụ tai nạn lớn nhất trong lịch sử hàng không xảy ra vào năm 1977, khi 2 chiếc máy bay đâm vào nhau, khiến 583 người trên cả 2 chiếc máy bay thiệt mạng.

Bonus: Chúng ta có nên vỗ tay khen ngợi phi công hay không?

Ai mà không thích được nhận những tràng pháo tay của hành khách cơ chứ? Một số phi công sau khi bay xong đã đi đến cửa ra vào để chào hành khách của mình. Nếu muốn, bạn cũng có thể tặng quà cho họ vào lúc đó!

 

Leave a Reply