Menu
in

Loạt tin giả về động vật trong mùa dịch lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin sái cổ

Gần đây, trên mạng xã hội đang lan truyền nhau hình ảnh. Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng không ngừng chia sẻ hình ảnh những chú voi đi lang thang qua một ngôi làng ở Vân Nam, Trung Quốc và uống rượu của người dân nơi đây rồi say xỉn.

Trong lúc dịch COVID-19 hoành hoành, cuộc sống của loài người đảo lộn, sự có mặt của những loài động vật đã khiến không ít người cảm thấy ấm lòng. Chính vì lẽ đó, những thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram và Tik Tok, cùng với những tiêu đề như “Điều tích cực duy nhất trong đại dịch này là động vật trở lại, chạy nhảy trong thế giới không có loài người.”

Nhưng điều đó không phải sự thật. Trên thực tế, những con thiên nga xuất hiện trong các bài đăng phổ biến thực ra đến từ Burano, một vùng ở gần phá Venezia, nơi chúng được cho là ở đó. Còn những con cá heo “Venice” thì lại đến từ cảng ở Sardinia ở Biển Địa Trung Hải, nơi cách Venice hàng trăm dặm.

Còn hình ảnh những chú voi say xỉn thì tới giờ vẫn chưa thể tìm ra nguồn gốc, nhưng một tờ báo của Trung Quốc đã vạch trần sự thật về những bài đăng viral trên mạng xã hội nước này. Đúng là tại có một đàn voi đi qua nhưng chúng không vào nhà dân, không uống rượu và nằm bất tỉnh trong một vườn trà.

Trong cơn khủng hoảng dịch bệnh như bây giờ, những điều tốt đẹp dường như là quá tốt để có thật lại lan truyền rất nhanh. Mọi người thường cảm thấy mình có nghĩa vụ phải chia sẻ những câu chuyện tích cực tới cộng đồng. Một nghiên cứu trong năm 2016 còn cho thấy rằng, những hiện tượng mạng xã hội có tốc độ lan truyền nhanh và giống với cách lây lan của dịch bệnh.

Cho tới nay, đoạn tweet về những chú thiên nga trở lại kênh đào Venezia đã đạt được hơn 1 triệu lượt thích. Nhưng Kaveri Ganapathy Ahuja, người đứng đằng sau nó lại không ngờ rằng một lời nói dối vu vơ của cô được chia sẻ nhiều tới vậy.

Ahuja, sống ở New Delhi, Ấn Độ, nói rằng cô đã xem hình ảnh bầy thiên nga này ở trên mạng và quyết định đăng tải chúng lên Twitter, kèm theo đoạn tweet: “Đây là ảnh hưởng không ngờ tới của dịch bệnh. Nước chảy trên kênh Venice đã trong lành trở lại. Người ta có thể nhìn thấy bầy cá và bầy thiên nga trở lại.”

Vào thời điểm đăng tải, Ahuja nói rằng cô chỉ muốn đem lại điều gì đó vui vẻ trong thời khắc ảm đạm này và không nghĩ là nó sẽ phổ biến tới thế. Nhưng chuyện đã nằm ngoài dự đoán của cô. Dù vậy, cô cũng không có ý định xóa đoạn tweet trên về nói rằng đây là điều cá nhân với cô.

Paulo Ordoveza là một nhà lập trình và chuyên gia xác minh hình ảnh. Anh cũng là người điều hành tài khoản Twitter @picpedant, nơi anh “bóc phốt” các bài đăng giả mạo giả mạo và vạch mặt những kẻ giả mạo. Theo anh, những kẻ lan truyền tin giả “bị phấn khích quá mức khi nhìn thấy những số lượt thích và chuyển tiếp tăng lên hàng ngàn” và điều đấy khiến cho chúng tạo ra nhiều tin giả hơn.

Erin Vogel, một nhà tâm lý học xã hội tại Đại học Stanford nói rằng việc nhận được rất nhiều lượt thích và bình luận “cho chúng ta một phần thưởng nào đó trên mạng xã hội”. Nói cách khác, điều đó làm cho chúng ta cảm thấy tốt đẹp hơn. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng việc đăng lên phương tiện truyền thông xã hội giúp cho lòng tự trọng của một người được tăng lên trong khoảng thời gian ngắn. Erin nói thêm: “Khi dịch bệnh hoành hành, đi kèm với đó là sự cách ly bắt buộc và nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế diễn ra như hiện nay, nhu cầu tìm kiếm những thứ tốt đẹp tăng lên đột biến. Trong những lúc chúng ta thực sự cô đơn, nó nắm bắt được tâm lý của chúng ta và đem lại cho ta nhiều hi vọng. Đặc biệt, ý tưởng động vật và thiên nhiên được cứu rỗi nhờ cuộc khủng hoảng trên có thể đem lại cho ta ý nghĩa và mục đích để sống qua dịch bệnh.”

Susan Clayton, giáo sư tâm lý học và nghiên cứu môi trường tại Đại học Wooster, Ohio cũng đồng tình với quan điểm trên. Cô nói: “Nhiều người thực sự tin vào sức mạnh hồi phục của thiên nhiên. Người dân hy vọng rằng, bất kể chúng ta đã làm gì, thiên nhiên vẫn đủ mạnh để vượt lên.”

Theo một cuộc khảo sát mới của Trung tâm nghiên cứu Pew, khoảng một nửa dân Mỹ nói rằng họ đã tiếp xúc với các tin tức hoặc liên quan đến virus corona. Mặc dù tin về cá heo trở lại kênh đào có thể không có vấn đề gì cho chính quyền, nhưng nhìn chung, nó vẫn là một tin giả được lan truyền trong thời buổi nhiễu nhương như bây giờ.

Vogel chia sẻ: “Biết được tin tốt thực ra là tin giả có thể khiến người khác cảm thấy dễ bị tổn thương hơn là không biết gì cả. Nói chung, trong khoảng thời gian tới, khi việc cách ly vẫn diễn ra và mọi người vẫn phải ở trong nhà, thì chia sẻ những thứ tích cực là điều cần thiết. Nhưng nó phải là tin thật. ”

 

Leave a Reply