Đối với hầu hết chúng ta, nếu một người mở miệng khi nhai thường bị quy cho là mất lịch sự hoặc thô thiển. Việc ai đó bấm bút bi nhiều lần cũng có thể làm người khác mất tập trung. Nhưng đối với người mắc hội chứng Misophonia , những tiếng động hàng ngày này có thể gây căng thẳng cực độ, khiến họ nổi cơn thịnh nộ hoặc hoảng loạn bởi những mà vài người thậm chí còn không nhận ra.
Trên thực tế, người mắc Misophonia có thể phản ứng cực đoan như vậy đối với một số âm thanh nhất định, ảnh hưởng đến khả năng sống một cuộc sống bình thường của họ.
Định nghĩa Misophonia
Misophonia là một hội chứng rối loạn nhạy cảm âm thanh rất hiếm gặp và ít người biết đến. Đặc trưng của nó là các phản ứng cực đoan, tiêu cực đối với những âm thanh có chọn lọc.
Cụ thể, âm thanh kích hoạt (trigger sounds) là những âm thanh bình thường mà hầu hết mọi người không chú ý đến. Nhưng đối với những ai sống chung với Misophonia , đó lại là thứ âm thanh gần như mang tính chất tra tấn.
Người mắc Misophonia nhẹ sẽ cảm thấy lo lắng, không thoải mái hoặc chán ghét âm thanh kích hoạt. Tuy nhiên, những ai mắc vào trường hợp cực đoan hơn có thể nổi cơn thịnh nộ, sợ hãi, đau khổ cảm xúc, thôi thúc làm tổn thương hoặc giết chết nguồn gốc của tiếng ồn.
Những âm thanh quen thuộc lại giống như “tiếng đóng đinh chói tai trên tấm bảng”, dù không làm phiền ai nhưng cũng có thể cực kỳ khó chịu với người mắc Misophonia. Nếu điều này xảy ra hàng ngày có thể khiến họ lo lắng cực độ, cô lập hoặc .
Bữa ăn lại càng đặc biệt khó khăn, vì âm thanh nhai thức ăn có thể làm họ nổi giận. Đây là lý do tại sao các tương tác xã hội bình thường rất khó khăn với những ai mang theo hội chứng kì quái này vì họ hay bị phân tâm bởi tiếng ồn kích hoạt.
Chẩn đoán Misophonia
Misophonia xuất hiện vào độ tuổi khoảng 9 đến 13 tuổi và phổ biến hơn ở các bé gái. Tình trạng này xảy ra nhanh chóng nên các bác sĩ thường không chắc chắn nguyên nhân nào gây ra nó. Tuy nhiên, họ nghĩ rằng nó thuộc về một phần thể chất và một phần tinh thần.
Misophonia rất có thể liên quan đến cách âm thanh ảnh hưởng đến não và kích hoạt các phản ứng khác nhau. Có khả năng là do liên kết di truyền trong gia đình. Misophonia xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và thường xuất hiện ở những người .
Có rất ít nghiên cứu về chứng rối loạn này cũng như không có nhiều thông tin về mức độ phổ biến của nó. Những người mắc Misophonia có thể cảm thấy xấu hổ nên không đến khám bác sĩ và thành thật mà nói, nhiều bác sĩ chưa nghe qua hội chứng này cũng có thể chẩn đoán sai. Misophonia thường bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ám ảnh hoặc rối loạn lưỡng cực.
Ví dụ về tiếng ồn
Một số ví dụ điển hình về âm thanh kích hoạt cho những người mắc Misophonia là: tiếng ai đó đang thở, tiếng nhai, tiếng ngáp, tiếng chép miệng, tiếng nhai kẹo cao su, tiếng nghẹt mũi, hắng giọng…
Các yếu tố kích hoạt khác có thể là những chuyển động lặp đi lặp lại như ai đó nhấn bút hoặc nhịp chân. Như bạn có thể tưởng tượng, người mắc Misophonia có thể tự mình để tránh các tác động gây khó chịu, như không đi ăn nhà hàng hoặc không ăn chung với gia đình.
Nguyên nhân gây ra Misophonia
Theo nghiên cứu mới, các bác sĩ tin rằng Misophonia liên kết chặt chẽ với não, như việc thuận tay phải hoặc tay trái. Có lẽ nó không phải là một loại rối loạn thính giác mà là bất thường sinh lý. Điều này có nghĩa Misophonia là một vấn đề trong cấu trúc não được kích hoạt bởi âm thanh.
Não không xử lý thông tin âm thanh chính xác ở những người mắc Misophonia. Âm thanh bình thường lại được cảm nhận và xử lý như âm thanh nguy hiểm, dù thực chất chúng vô hại.
Một số nghiên cứu mới có cả người mắc và không mắc Misophonia tham gia, mục tiêu là để đánh giá mức độ khó chịu của âm thanh. Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng những âm thanh kích hoạt phổ biến như nhai và thở, cũng như những âm thanh gây khó chịu chung như em bé khóc và la hét.
Bệnh nhân bị Misophonia đánh giá âm thanh kích hoạt như ăn và thở là đáng lo ngại trong khi nhóm còn lại không thấy hề hấn gì. Nhưng khi phát ra âm thanh như em bé khóc, cả hai nhóm đều đánh giá âm thanh này là cực kì khó chịu.
Nghiên cứu cũng cho thấy những người mắc chứng Misophonia biểu hiện nhiều dấu hiệu về thể chất liên quan đến âm thanh kích hoạt. Họ có các triệu chứng như nhịp tim cao hơn và đổ mồ hôi khi phải đối mặt với loại âm thanh đó.
Misophonia phổ biến hơn ở những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, hội chứng Tourette (co giật), ù tai.
Cách điều trị
Mặc dù bác sĩ đã có phương pháp điều trị nhất định nhưng vẫn có những lựa chọn khác để kiểm soát Misophonia. Hiện này có những phòng khám chuyên về trị liệu âm thanh kết hợp với tư vấn tâm lý.
Một số cách để kiểm soát Misophonia là: đeo tai nghe hoặc nút tai, thôi miên, thiền, nói chuyện trị liệu, thuốc, điều trị ù tai…
Phân tâm thính giác có thể hữu ích cho những người mắc Misophonia, bạn có thể sử dụng tai nghe liên tục phát nhạc êm dịu. Ngoài ra, nghe âm thanh của mưa, thiên nhiên hoặc các âm thanh khác đều có hiệu quả. 85% người trải nghiệm đã giảm bớt được các hội chứng.
Ngoài ra, lối sống cũng đóng một vai trò lớn trong việc đối phó với Misophonia. Tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền và nghỉ ngơi có thể mang lại nhiều lợi ích, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi và làm cho hội chứng Misophonia dễ quản lý hơn.