Menu
in

Nghi ngờ quán thịt rừng ở Quy Nhơn công khai giết hại động vật trong Sách Đỏ để thu hút thực khách

Ngày 1 tháng 12, nhiều trang mạng và tài khoản Facebook chia sẻ hình ảnh gây sốc về một quán ăn ở Quy Nhơn, chủ quán công khai đăng tải những hình ảnh sơ chế một món ăn lạ với nội dung “Quán nay có món mới mời cả nhà đến ủng hộ ạ.” khiến dân mạng phẫn nộ.

Cộng đồng mạng nghi ngờ sinh vật trong ảnh có thể là một con tê tê (pangolin) hoặc nhím đã được lột bỏ vảy, sẵn sàng trở thành món ăn cao cấp cho những kẻ sành ăn “thịt rừng”. Có 8 loài tê tê trên thế giới, 4 ở châu Á và 4 ở châu Phi. Việt Nam là nơi có 2 loài tê tê sinh sống, Tê tê Java (Manis javanica) và Tê tê vàng (Manis pentadactyla), cả hai đều được liệt kê trong các loài Cực kỳ Nguy Cấp trong Sách Đỏ của IUCN.

Hình ảnh được đăng tải bởi quán T.S:

Bất kể nhiều bình luận kêu gọi gỡ bỏ hình ảnh, thậm chí có người đánh giá 1 sao chỉ trích quán ăn giết hại động vật quý hiếm nhưng bài viết vẫn chưa được xoá, chủ quán cũng không có động thái phản hồi lại sự bất bình của dư luận. Cộng đồng mạng phẫn nộ đến mức gắn thẻ nhiều cơ quan bảo vệ động vật lẫn Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao – C50 dưới phần bình luận của bài viết.

Hiện nay, tất cả các loài tê tê đều được liệt kê trong danh sách cấm theo Công ước CITES (còn gọi là Công ước Washington). Từ năm 2000, mức độ nghiêm cấm là “không hạn định số lượng” (tức cấm tuyệt đối, dù phát hiện chỉ một lượng nhỏ cũng chịu y mức phạt).

Mức độ cấm này có nghĩa là cấm bất kỳ hành vi thương mại quốc tế về tê tê hoặc các bộ phận cơ thể của chúng. Không hiểu vì lý do gì mà quán ăn nói trên có thể ngang nhiên giết thịt một loài động vật quý hiếm hàng đầu trong công ước CITES mà Việt Nam đã ký vì mục đích thương mại?

Không gian của quán ‘thịt rừng’ có dấu hiệu vi phạm luật pháp khi giết hại động vật quý hiếm trong diện được nhà nước bảo vệ.

Hiện tại, cộng đồng mạng đang hy vọng cơ quan chức năng sẽ sớm điều tra làm rõ về hành vi giết thịt động vật hoang dã này. Kể từ tháng 1 năm 2018, việc quy định người có hành vi tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo điều 244 Bộ luật Hình sự, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Được biết, .

 

Leave a Reply