Một nghiên cứu mới của Đại học y dược Stanford chỉ ra rằng người đỏ mặt khi uống bia rượu dễ mắc bệnh Alzheimer – Hội chứng suy giảm trí nhớ và các khả năng tư duy nghiêm trọng đến nỗi gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày.
Người đỏ mặt khi uống đồ có cồn sở hữu đột biến ty thể aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2). Ty thể này vốn chịu trách nhiệm cho việc loại bỏ aldehyd độc hại trong cơ thể sinh ra sau khi uống rượu cồn, tuy nhiên ở một số người, việc đột biến ty thể này khiến năng lực thải độc của nó khá yếu và dẫn đến tình trạng đỏ mặt khi uống rượu.
Theo thống kê, có ít nhất 40% người Châu Á đang sở hữu ALDH2 đột biến, ty thể này cũng có vai trò trong việc phát triển bệnh Alzheimer khi về già. Trên phạm vi toàn cầu thì có khoảng 8% dân số sở hữu ty thể ALDH2 (khoảng 560 triệu người), và họ có khả năng bị Alzheimer cao hơn những người khác nếu cứ tiếp tục sử dụng các sản phẩm có cồn.
Thí nghiệm trên chuột cho thấy những con chuột sở hữu ALDH2 sẽ sản sinh nhiều gốc tự do hơn khi được tiêm cồn. Điều này dẫn đến việc hạn chế hiệu suất hoạt động của ty thể, dẫn đến tình trạng viêm thần kinh, tăng quá trình lão hóa và phá hủy tế bào thần kinh, chính là nguyên nhân của việc suy giảm trí nhớ và tư duy.
Việc lão hóa và phá hủy tế bào thần kinh là một quy trình tự nhiên, khi về già chúng ta không thể tránh khỏi nó tuy nhiên uống bia rượu sẽ đẩy nhanh quy trình này, ở những người hay bị đỏ mặt vì đột biến ty thể ALDH2 nó sẽ còn xảy ra nhanh hơn và nguy hiểm hơn.
Giáo sư Mochly-Rosen ở đại học Stanford thừa nhận rằng cần phải có các nghiên cứu sâu hơn nữa để xác định đầy đủ liệu những người uống rượu có đột biến ALDH2 phát triển bệnh Alzheimer với tỷ lệ cao hơn, nhưng có cao hơn mức trung bình hay không.
Bà lưu ý rằng các nghiên cứu như vậy có thể giúp kết luận xem việc giảm tiêu thụ rượu và điều trị bằng các hợp chất phù hợp có thể giúp giảm tiến triển và ảnh hưởng của bệnh Alzheimer ở bệnh nhân.