Menu
in

Những điều bạn có thể chưa biết về MÁU VÀNG – loại máu quý hiếm nhất thế giới

Máu vàng, hay máu Rh-null là nhóm máu cực kỳ hiếm. Trong suốt 50 năm qua, chỉ có 43 người có nhóm máu này trên thế giới. Chính bởi sự khan hiếm của mình, nó đã khiến cho giới y học cảm thấy vô cùng tò mò, đồng thời gây ra nguy hiểm khôn lường cho những người sở hữu chúng. Vậy điều gì đã khiến cho loại máu này đặc biệt đến vậy?

Để hiểu được máu vàng quý hiếm như thế nào, đầu tiên ta phải hiểu cách thức hoạt động của các nhóm máu. Máu người nhìn bề ngoài có vẻ ai cũng giống ai, nhưng thực ra nó rất khác nhau. Trên bề mặt của mỗi một tế bào hồng cầu của chúng ta có tới 342 kháng nguyên. Kháng nguyên là phân tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là sản xuất kháng thể. Chính sự thiếu sót những kháng nguyên nhất định ở từng người tạo ra những nhóm máu khác nhau. Hiện nay có khoảng 160 kháng nguyên phổ biến, có nghĩa là chúng được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu của hầu hết con người trên hành tinh. Nếu ai đó thiếu một kháng nguyên được tìm thấy trong 99 phần trăm những người còn lại, máu của họ được coi là hiếm. Nhưng nếu một người thiếu một kháng nguyên được tìm thấy ở 99,99 phần trăm số người còn lại thì máu của họ được coi là rất hiếm.

342 kháng nguyên thuộc về 35 hệ thống nhóm máu người, trong đó hệ thống Rh hay ‘Rhesus, là hệ thống lớn nhất với 61 kháng nguyên. Việc con người thiếu đi một trong số những kháng nguyên này không phải chuyện hiếm gặp. Ví dụ, khoảng 15 phần trăm người da trắng không có kháng nguyên D, kháng nguyên của Rh quan trọng nhất nên máu của bọn họ được coi là RhD -. Ngược lại, nhóm máu Rh – ít phổ biến hơn nhiều ở dân số châu Á (0,3%). Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một người bị thiếu tất cả 61 kháng nguyên Rh?

Cho đến nửa thế kỷ trước, các bác sĩ tin rằng một phôi thai như vậy thậm chí còn tồn tại trong tử cung, chứ đừng nói đến việc phát triển thành một người trưởng thành khỏe mạnh bình thường. Nhưng vào năm 1961, một phụ nữ thổ dân Úc được xác định là có máu Rh-null, nghĩa là cô ta thiếu tất cả các kháng nguyên trong hệ thống máu Rh. Kể từ đó tới, người ta mới phát hiện ra thêm 43 người có máu Rh-null.

Máu Rh-null được gọi là máu vàng vàng vì hai lý do. Điều quan trọng nhất là việc thiếu hoàn toàn kháng nguyên Rh có nghĩa là nó có thể được truyền cho bất kỳ ai có nhóm máu hiếm trong hệ thống máu Rh. Tiềm năng cứu sống của nó rất lớn đến nỗi mặc dù các mẫu máu được hiến tại ngân hàng máu dù không có tên nhưng các nhà khoa học vẫn cố gắng tìm ra những người thuộc nhóm Rh-null để nhờ họ hiến thêm. Tuy nhiên chính vì sự khan hiếm của mình nên Rh-null chỉ được dùng trong những trường hợp nguy kịch nhất vì việc bổ sung gần như là bất khả thi.

Bên cạnh đó, máu vàng cũng mang giá trị khoa học to lớn vì nó có thể giúp các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ những bí ẩn trong hệ thống nhóm Rh đầy phức tạp nhưng cũng rất hấp dẫn.

Nghe có vẻ hay ho là vậy, nhưng thực tế, có nhóm máu này gần như là một lời nguyền bởi họ chỉ có thể nhận máu Rh-null. Nếu như họ không may gặp một tai nạn và phải đi truyền máu, việc truyền cho họ những nhóm máu mà có kháng nguyên Rh có thể dẫn tới phản ứng với các tế bào, gây ra phản ứng miễn dịch có khả năng gây chết người.

Vào năm 2014, The Atlantic đã viết về Thomas, một trong số 43 người hiếm hoi có nhóm máu Rh-null. Để bảo vệ chính bản thân mình, gia đình anh thường bảo vệ anh rất kỹ càng. Khi còn nhỏ, cha mẹ anh đã không cho phép anh đi trại hè vì sợ rằng anh có thể gặp tai nạn. Đến khi trưởng thành, anh luôn lái xe rất thận trọng và không bao giờ đi đến các quốc gia thiếu bệnh viện hiện đại. Anh cũng luôn mang theo người một cái thẻ đặc biệt xác nhận nhóm máu cực hiếm của mình để đề phòng phải nhập viện.

Qua đây, ta có thể thấy việc có một nhóm máu hiếm vừa giống như được ban phước vừa giống bị nguyền rủa. Một mặt, bạn có thể cứu sống rất nhiều người. Nhưng mặt khác, bạn phải luôn sống trong sự lo sợ bị mất máu đến chết vì không có máu để truyền.

 

Leave a Reply