Vào một ngày nọ, xe cấp cứu chở một bệnh nhân bị thương, trên cổ có một vết thương vừa dài vừa sâu. Mô thịt quanh vết thương lồi hết ra ngoài, máu đông xung quanh rất nhiều, nhưng không chảy máu liên tục và người thì vẫn còn ý thức. Ngay sau đó cảnh sát cũng xuất hiện.
Hoá ra người bị thương nọ là bảo vệ của một khu xưởng bị ăn trộm tấn công, không biết đã nằm đó bao lâu rồi, tới tận sáng khi có người vào xưởng đi làm mới phát hiện ra ông. Lúc nhập viện các bác sĩ ai cũng cuống quít chạy chữa, làm xong ai nấy đều cảm thán mạng ông bảo vệ này rất lớn, mà gã trộm kia chắc cũng bị nhiễm phim rồi.
Từ nhỏ tới lớn chúng ta liên tục xem phim từ điện ảnh tới truyền hình, các phân cảnh giết người cắt cổ thường xuyên xuất hiện, ở phim cổ trang thì kề kiếm lên cổ xoẹt một cái là chết ngay; còn trong phim hiện đại thì kề dao vô cổ roẹt một cái, máu phun ra, người ngã xuống cũng chết ngay.
Vậy, cắt cổ có thật sự chết nhanh như vậy không?
Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu sơ về khí quan của vùng cổ.
Khí quản
Giữa cổ là khí quản, rất gần da, dùng tay chạm vào cổ di di tay một chút là chạm vào được, khi dao cắt vào cổ, nó sẽ cắt vào khí quan này trước tiên. Hầu hết chúng ta đều hiểu lầm rằng một khi khí quản bị cắt trúng, người sẽ lập tức tắt thở. Nhưng sự thật là ngược lại, khí quản bị cắt mở không những không gây chết người, mà có đôi khi nó còn được dùng làm biện pháp cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Tỷ như khi có di vật vô tình rơi vào khí quản, hoặc là mắc bệnh phù cổ họng, làm không khí trong khí quản không lưu thông được, nếu cấp cứu trễ sẽ dẫn đến nghẹt thở. Lúc này, tiểu phẫu mở khí quản là biện pháp cấp cứu duy nhất.
Đâm một ống chèn vào khí quản tương đương với việc thành lập một con đường hô hấp mới, có thể tranh thủ thêm thời gian để cứu người. Không ít bệnh nhân sử dụng thiết bị trợ giúp hít thở đều sử dụng con đường này.
Tuyến giáp trạng
Nếu nơi này bị thương, nó cũng không dẫn tới cái chết. Bởi vì có một vài người bệnh mắc bệnh tuyến giáp, bị cắt đi phần này cũng có thể sống bình thường.
Nhưng máu ở tuyến giáp khá nhiều, nếu sau khi bị thương không cấp cứu kịp, máu chảy ra từ đây có thể làm nghẽn khí quản, gây nghẹt thở.
Động mạch cổ và tĩnh mạch cổ
Động tĩnh mạch phần cổ chia ra nằm ở hai bên cổ, đối xứng nhau. Nếu cắt vào đây thì có thể sẽ làm bị thương tới động mạch hoặc tĩnh mạch.
Nếu tĩnh mạch cổ bị vỡ, tuy sẽ mất máu nhiều, dẫn tới sốc vì mất máu và chết, nhưng có thể chắc rằng đây là một quá trình rất dài, chứ không phải gây mất mạng ngay.
Động mạch cổ nếu bị cắt vỡ, máu sẽ phun ra ngoài, thậm chí nó còn phun ra theo nhịp đập của tim. Lúc này tốc độ mất máu sẽ tăng lên, nhưng muốn chờ tới khi lên cơn sốc cũng phải mất một lúc. Tuy vậy nếu lượng máu cung ứng lên não bị giảm mạnh thì cũng có thể gây ra tình trạng ngất xỉu.
Nếu mạch máu và khí quản ở cổ đồng thời bị cắt vỡ, một lượng máu lớn sẽ tràn vào khí quản gây ra tình trạng nghẹt thở. Như vậy khả năng gây ra cái chết cũng rất cao.
Xương cổ và tuỷ
Tuỷ là bộ phận yếu ớt nhất trong toàn bộ phần cổ lại còn là bộ phận quan trọng nhất. Nhưng cũng may mà nó được bảo vệ bởi xương cổ, bình thường thì dao sẽ không cắt được tới đây. Tuỷ thường chỉ bị thương khi va chạm mạnh, như ngã từ trên cao xuống hoặc tai nạn xe cổ.
Tuỷ ở cổ một bị bị thương, nhẹ thì lập tức liệt nửa người, nặng thì sẽ chết. Từ góc độ này mà nói, các cảnh vặn gãy cổ trong phim, người bị vặn cổ ngã xuống chết ngay vẫn có căn cứ khoa học.
Kết luận: Khi cổ bị cắt, nguyên nhân gây ra cái chết chủ yếu là do mạch máu hai bên cổ bị vỡ và rất khó để gây ra cái chết lập tức mà thường là chết vì sốc mất máu hoặc máu tràn vào khí quản gây nghẹt thở đến chết. Người bệnh ở đầu bài may mắn là vì ông ấy bị thương ngay giữa cổ, còn một xíu nữa là chạm vào mạch máu hai bên.