Hiện nay, một số lượng quần áo lớn kinh ngạc được sản xuất và đưa ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau.
Đây chính là lý do của việc các cửa hàng bán lẻ trên thế giới phải cố gắng hết sức để thu hút khách hàng, đồng thời đưa ra hàng loạt các thủ thuật mới để khiến bạn tiêu tiền. Những gã khổng lồ như IKEA và Zara sẽ không đứng ngoài cuộc đua và tất nhiên hãng quần áo lớn thứ ba trên thế giới – thương hiệu Nhật Bản cũng không ngoại lệ.
Sự ra đời ngẫu nhiên
Vào năm 1972, doanh nhân người Nhật Bản Tadashi Yanai đã thừa hưởng 20 cửa hàng trang phục nam từ cha mình. Có lẽ, ông Tadashi sẽ vẫn chỉ là chủ sở hữu của các cửa hàng may mặc Nhật Bản đơn thuần nếu như ông không đến thăm Hoa Kỳ, Châu Âu và mở mang tầm mắt với hệ thống các chuỗi cửa hàng thời trang lớn như GAP và United Colors of Benetton.
Sau chuyến tham quan, doanh nhân quyết định lặp lại thành công mà anh đã quan sát được trên chính quê hương của mình và thành lập thương hiệu Uniqlo. Song người Nhật không muốn mua quần áo được sản xuất đại trà vì họ nghĩ rằng các sản phẩm này có chất lượng kém. Để giải quyết vấn đề ấy, Yanai đã đưa ra một hình thức tiếp cận thị trường gần như chinh phục cả thế giới.
Nếu tổng lợi nhuận của công ty là 17 tỷ USD thì trong đó chi phí thương hiệu ước tính đã là 7 tỉ USD. Tất cả những điều này đều trở nên khả thi nhờ những thủ thuật tiềm ẩn mà thương hiệu Uniqlo sử dụng.
Thiết kế bình dị
Thoạt nhìn, các thiết kế đến từ thương hiệu này có vẻ hơi đơn giản và thậm chí gây cảm giác nhàm chán, tuy nhiên đây thực sự là một động thái tiếp thị của hãng. Uniqlo cố ý thiết kế quần áo tách biệt xu hướng và họ tự hào về chúng. Không giống như Zara, một ví dụ về việc sao chép các thiết kế thời thượng trên sàn diễn, công ty Nhật Bản Uniqlo quảng bá rằng quần áo của họ là dành cho tất cả mọi người.
Trong cửa hàng của Uniqlo, các kệ hàng trưng bày những bộ quần áo giống hệt nhau, đơn giản, hoàn toàn không có bóng dáng của các loại áo phông với các hình in theo xu hướng. Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh này mang lại cho Uniqlo một khoản lợi nhuận đáng kể: nó thu hút những người không có nhiều hiểu biết cũng như hứng thú về các xu hướng thời trang hiện đại và những con người bận rộn, không muốn dành hàng giờ trong cửa hàng chỉ để lựa chọn quần áo.
Thương hiệu nhắm vào sở thích áo quần của những con người nhút nhát, ngại sự khác biệt. Quần áo Nhật Bản trông giống hệt nhau dù là trên sàn diễn hay ngoài đời thực. Vì vậy nếu bạn hứng thú với những món đồ ấy, đừng ngại tin vào hình ảnh minh họa.
Những mặt hàng giá rẻ được đa dạng hóa nhằm thu hút khách hàng nhưng vẫn khiến họ nghĩ rằng bản thân đang tiết kiệm tiền.
Thương hiệu cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ khác bằng những mặt hàng giá rẻ khi hơn 35% sản phẩm tại Uniqlo được bán với giá dưới 10 USD. Các tiêu chuẩn hiện đại mà nhà cung cấp muốn hướng đến nhằm thu hút khách hàng chính là các sản phẩm phải có giá rẻ “như cho”. Khi khách hàng nhìn vào các kệ chứa đầy quần áo giá rẻ, họ sẽ muốn mua nhiều thứ hơn. Khách quan mà nói, bởi vì giá cả của các món đồ không quá đắt đỏ cho nên khách hàng sẽ có xu hướng lấp đầy giỏ hàng của họ với những món đồ nhỏ nhặt.
Bằng cách áp dụng chiến thuật này, khách hàng sẽ có cảm thấy như tất cả các sản phẩm trong cửa hàng đều rẻ, nhưng điều này lại không hề đúng khi áo, quần và áo len của hãng có giá khá cao so với đối thủ cạnh tranh.
Những món quần áo theo mùa được mở bán quanh năm nhằm giữ chân khách hàng.
Đối với Uniqlo, hãng thời trang đạt danh hiệu nhà bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới, hiện có một số khó khăn nhất định mà hãng phải đối mặt trong việc sản xuất các mặt hàng đa chủng loại. Điều này xuất phát từ lý do kinh tế của hãng, không giống như H&M hay Zara khi họ có đủ khả năng chi trả cho việc sáng tạo các mẫu mã quần áo khác nhau và thay đổi theo các mùa trong năm. Vì vậy, đây là những điều công ty Nhật Bản đã làm để khắc phục khuyết điểm:
+ Hãng khiến khách hàng nghĩ họ có rất nhiều sự lựa chọn khi tất cả quần áo đến từ thương hiệu này được sản xuất với hàng chục biến thể màu sắc. Ví dụ, họ làm áo polo với 80 màu khác nhau.
+ Vào mùa hè, họ bán quần áo mùa đông và ngược lại. Cách tiếp cận này thu hút nhiều khách hàng có lối sống thực tế, những người thích chuẩn bị trước quần áo cho mùa sắp đến.
+ Họ hiếm khi làm việc với các nhà thiết kế nổi tiếng, từ đó tránh được những thảm họa thời trang. Những thứ trông thật tuyệt trên sàn catwalk và nhận được hàng trăm nghìn lượt thích trên Instagram thường không phổ biến trong cuộc sống thường nhật. Uniqlo chắc chắn sẽ không gặp rủi ro vì họ chỉ đưa ra những bộ sưu tập quần áo đơn giản, nằm trong vùng an toàn.
Bạn sẽ không tìm thấy bất kì đôi giày nào được trưng bày trong cửa hàng vì một lý do.
Uniqlo gần như không bao giờ bán giày và ủng mà họ chủ yếu kinh doanh đồ lót, vớ và hàng dệt kim. Không phải bởi vì không có ai mua giày mà chỉ là vì các vị khách thường cần những thứ nhỏ nhặt để phục vụ cuộc sống của họ, như áo sơ mi, đồ lót và quần áo cho gia đình, hơn là giày, thứ không thường xuyên được mua.
Theo quy tắc vệ sinh cá nhân của người Nhật, quần áo là thứ phải được thay thường xuyên (vì vậy họ sở hữu rất nhiều quần áo). Tuy nhiên, nếu bạn đi vào cửa hàng để mua một thứ gì đó nhỏ, rất có khả năng rằng cuối cùng bạn sẽ kết thúc buổi mua sắm bằng một đồ vật có giá trị cao hơn.
Họ chú trọng công nghệ dệt may hơn việc chạy đua với mẫu mã thời thượng.
Đối tượng tiêu dùng mà thương hiệu hướng đến là những khách hàng thế hệ mới trong độ tuổi từ 18 đến 40. Họ mua điện thoại di động mới mỗi năm, họ theo dõi các công nghệ tiên tiến, nhưng họ lại ưa thích phong cách sống đơn giản cũng như gu thời trang giản dị.
Uniqlo chú trọng sử dụng các công nghệ tiên tiến vào dệt may thay vì lãng phí tiền cho một đội ngũ thiết kế. Thương hiệu thuê các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu phát triển các loại vải siêu nhẹ, mỏng nhưng ấm.
Hãng dựa vào kiếm tiền nhờ vào những khách hàng thông minh và những người muốn khác biệt với số đông. Đây là một chiến lược tiếp thị đã được cân nhắc kỹ lưỡng và hoàn toàn khác biệt với bất kỳ phương pháp tiếp thị nào được áp dụng trước đây.
Các mặt hàng được bày bán có mẫu mã khác nhau tùy vào sở thích của người dân nước sở tại.
Tại Uniqlo, họ có một đội ngũ chuyên gia phân tích thị hiếu tiêu dùng của người dân các nước khác nhau, từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị theo địa lý. Ví dụ, ở châu Á, nơi thương hiệu ra đời, mọi người thích quần áo sáng màu trong khi ở các nước châu Âu, khách hàng thích những thứ đơn giản hơn. Sự đa dạng màu sắc về mẫu mã phụ thuộc vào thị hiếu của khách hàng ở các quốc gia.
Kích thước quần áo cũng là vấn đề mà hãng rất quan tâm. Ví dụ, người dân ở Trung Quốc hay Nhật Bản hầu như không bao giờ cần quần áo từ size XL trở lên. Tuy nhiên họ vẫn sản xuất quần áo với kích thước lớn hơn cho khách hàng đến từ các quốc gia khác.
Sử dụng ma-nơ-canh nửa người để dụ khách hàng
Các cửa hàng bán lẻ lớn thường cố gắng thúc đẩy khách hàng của họ đưa ra lựa chọn bằng cách đặt giày, quần áo và túi xách cạnh nhau để khách hàng có cái nhìn tổng quan về cả bộ quần áo. Nhưng Uniqlo đã chọn một cách khác: họ không cho bạn biết những gì bạn nên mặc. Thoạt nhìn, dường như cách đặt quần, áo sơ mi và váy của họ không theo một hệ thống nào cả. Tuy nhiên điều đó lại không đúng sự thật: tất cả các mẫu mã quần áo của thương hiệu dều được thiết kế để tổng thể trở nên tuyệt vời khi kết hợp với nhau.
Họ không chú trọng vào quảng cáo nhưng lại rất đầu tư vào việc phát triển danh tiếng (được xem như một phương pháp quảng bá thương hiệu).
Để bán quần áo và các sản phẩm khác, các thương hiệu hiện nay phải xây dựng được hình ảnh tốt trong mắt người tiêu dùng bên cạnh sự đa dạng hàng hóa và mức giá phải chăng. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào những bảng quảng cáo thu hút khiến bạn muốn đến cửa hàng của họ mà còn là một loạt các động thái tiếp thị được suy nghĩ cẩn thận nhằm chiếm trọn lòng trung thành của khách hàng.
+ Năm 2017, nhà vô địch quần vợt Paralympic Gordon Reid trở thành đại sứ thương hiệu toàn cầu của Uniqlo. Anh ấy đã giúp Uniqlo quảng bá về những mẫu quần áo lý tưởng cho mọi người.
+ Công ty tham gia vào chương trình tái chế quần áo cũ và giúp đỡ những người có nhu cầu.
+ Họ quảng bá quần áo trên phương tiện truyền thông xã hội và trên các trang web internet lớn. Uniqlo sở hữu tài khoản Reddit, nơi cung cấp gần 20% tổng số giao dịch mua hàng trực tuyến mỗi ngày.
Thương hiệu này gần như không chạy quảng cáo trên TV song họ lại đầu tư rất nhiều tiền vào việc hợp tác với các ngôi sao và vận động viên. Bên cạnh đó, người đứng đầu thương hiệu, Yanai, đã tham gia quyên góp từ thiện và thu hút sự chú ý của công chúng cho thương hiệu may mặt của ông.
Những thiết kế tinh tế khiến cả cánh đàn ông cũng phát cuồng.
Những gã khổng lồ của ngành thời trang yêu phụ nữ vì họ thường mua hàng hàng tấn quần áo vô dụng. Tuy nhiên, lợi nhuận của Uniqlo thực sự dựa vào cánh đàn ông khi 50% tất cả các giao dịch mua hàng của hãng đều được thực hiện bởi nam giới.
Trên thực tế, những người không thường xuyên đi mua sắm thường có xu hướng mua nhiều quần áo trong một lần. Tuy nhiên, hầu hết đam mê mua sắm của họ bị đẩy lùi là do họ ngại việc phải dành nhiều thời gian suy nghĩ về việc kết hợp quần áo. Tại Uniqlo, các ông bố, học sinh và bất kỳ người đàn ông nào khác đều có thể mua chỉ một chiếc áo sơ mi hoặc một chiếc quần chỉ là một chiếc quần và mặc chúng miễn là chúng trông đẹp.
Ngoài ra, đàn ông còn bị thu hút bởi giá cả phải chăng vì họ thích mua hàng có giá trị sử dụng lâu dài hơn là mua món đồ đắt tiền nhưng không thể sử dụng được.