Vụ việc 39 thi thể người di cư bất hợp pháp trên một chiếc xe tải đông lạnh tại Anh vẫn khiến nhiều người chưa hết bàng hoàng, xót xa. Không đau đớn sao được khi trong những giây phút của cuối cùng của sự sống, họ đã phải vật lộn ra sao trong cái lạnh -25 độ C. Xót xa hơn, đó là nỗi đau của những gia đình phải chạy vạy, vay mượn cho con cái đến xứ sở địa đàng Anh nhưng cuối cùng lại là đẩy con vào địa ngục.
Theo thông tin của cảnh sát, các nạn nhân được phát hiện trong . Bên trong thùng xe còn phát hiện nhiều vết máu, dường như họ đã từng cầu cứu bên ngoài khi liên tục đập tay vào đó để báo hiệu cho tài xế. Khi khám nghiệm thi thể, các nhà chức trách đã kết luận những nạn nhân trên xe đều mang quốc tịch , đựa vào hộ chiếu mang trên người.
Nhưng khác với suy đoán ban đầu, giờ người ta lại cho rằng 25 trong số 39 nạn nhân là người Việt Nam và họ đều xuất phát từ vùng ven biển Yên Than, Quảng Ninh. VietHome, một tổ chức hỗ trợ du học sinh người Việt Nam tại Anh đã gửi đi 20 bức ảnh với tên của những người được cho là nạn nhân trong chuyến xe tử thần kia.
Thi thể của cả 39 nạn nhân đều đã được đưa tới bệnh viện Broomfield Hospital ở Chelmsford, . Đến thời điểm hiện tại, một số danh tính đã được làm rõ, bao gồm Anna Bùi Thị Nhung, Phạm Thị Trà My, Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Đình Tú, Võ Ngọc Nam, Hùng Nguyễn và Hoàng Văn Tiệp.
Thợ làm móng tên Nhung trả 8800 bảng để đến Anh
Nạn nhân Anna Bùi Thị Nhung, 19 tuổi đã phải đưa cho bọn môi giới 10000 USD với hi vọng được làm việc trong các tiệm nail tại Anh. Sau khi nghe được hung tin về con, cả mẹ và chị gái cô đều không giấu nổi sự đau buồn. Họ đã lập bàn thờ con với ảnh của những nạn nhân khác cùng trong ngôi làng Đô Thành.
Nhung và nhiều người khác đều đến từ huyện Yên Thành, Nghệ An. Họ đều vượt biên trái phép sang Anh với một mục đích, đó là kiếm tiền để hỗ trợ cuộc sống gia đình tại quê nhà. Dẫu biết có nhiều nguy hiểm đang chờ đợi, họ vẫn quyết đánh cược cả mạng sống để được đổi đời. Nhưng mọi chuyện đã không thuận lợi như họ nghĩ.
Vào ngày 21/10, vài ngày trước khi gia đình mất liên lạc với con và thông tin về chuyến xe chết chóc hiện lên trên các mặt báo, Nhung đã viết trên một bài đăng Facebook với nội dung “Trưởng thành là phải giấu đi nỗi buồn trong lòng, và luôn tỏ vẻ tươi cười bên ngoài”.
Sau cái chết của con gái, gia đình Nhung đã mất đi hai trụ cột kinh tế chính. Theo chia sẻ với tờ Reuters, cha của cô đã mất cách đây vài năm do bệnh ung thư, trong khi mẹ cô thì không thể làm việc nặng do lý do sức khỏe. Trong tình cảnh như vậy, Nhung đã lập hội với một số thanh niên khác trong làng với để cùng trốn sang nước ngoài bất hợp pháp.
“Con bé không có bằng cấp để kiếm được một công việc tốt ở đây. Cả bạn bè nó cũng thế”, chú của Nhung nói với tờ Reuters “Ra đi và gửi tiền về là lựa chọn duy nhất”. Đến đầu tháng Chín, dù vẫn chưa rõ mình sẽ đi đầu nhưng Nhung đã chuẩn bị xong để bắt đầu rời đi. Trong một bài viết trên mạng xã hội, cô đã viết như sau “Khi lớn lên, tôi mới thấy cuộc đời không bình yên như mình nghĩ. Khi đó, tôi muốn được quay về thời thơ ấu, khi còn được sống thật tự do”.
Tôn Quang Tuấn, một trong những người bạn của Nhung tại Berlin nói “Chúng tôi có gặp nhau vài lần khi Nhung ở Berlin. Khi đó, cô ấy vẫn rất vui vẻ, thoải mái.” Sau đó, anh này cũng mất liên lạc với Nhung khi cô rời Berlin để tiếp tục hành trình đến Anh.
Trong thời gian lưu lại Berlin, người ta vẫn thấy Nhung cập nhật những bức ảnh mình đi trà sữa với các bạn, đến thăm nhà thờ Berlin. Đến đầu tháng Mười, tài khoản của cô tràn ngập hình ảnh Nhung thích thú khám phá thành phố Brussels tại Bỉ, dựa vào các bức ảnh chụp ở khách sạn Rue Auguste Orts và bên ngoài sàn giao dịch chứng khoán cũ.
Tại Berlin, Nhung có viết trên tài khoản mạng xã hội “Ở Việt Nam, tôi nghĩ châu Âu là màu hồng. Nhưng hóa ra, nó chỉ có màu đen.”
“Con xin lỗi, mẹ ơi, con không thở được” – Loạt tin nhắn lộn xộn cuối cùng của một thiếu nữ xinh đẹp
Một người khác cũng đang trong diện tình nghi là Phạm Thị Trà My, 26 tuổi. Cô là người đầu tiên được xác nhận là có trên chiếc xe tải chờ hàng, qua đoạn tin nhắn định mệnh với mẹ trong một vài ngày qua.
Giống như Nhung, My cũng xuất thân trong một gia đình khó khăn ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình cô đã phải trả cho bọn buôn ngời 30000 bảng Anh, với hi vọng con mình có được một tương lai tốt đẹp hơn.
Cha mẹ của My, Nguyễn Thị Phòng và Phạm Văn Thìn đã nói với tờ CNN rằng, rất đau lòng khi nhận được tin nhắn. “Tôi vừa mất cả con lẫn tiền”, bố My đau đớn nói. Với cặp vợ chồng già chỉ với mức thu nhập 400 USD (khoảng 10 triệu đồng)/ tháng này, khoản tiền đưa cho bọn buôn người là quá lớn và họ phải vay mượn khắp nơi để có được nó.
“, rằng người ta sẽ đi bằng máy bay, xe ô tô… Nếu biết con mình phải đi thế này, tôi đã không để con đi.” – bố nạn nhân nói. Cũng theo tiết lộ của một nhân viên xã hội đã gặp gia đình My trước kia, sở dĩ cô thực hiện chuyến hành trình này vì gia đình cô đang có một khoản nợ lớn và cô phải cố gắng giúp họ.
“My mới quay về từ Nhật Bản, khi mà ở đó, cô cũng phải căng sức làm việc để trả nợ. Nhưng thế là không đủ và cô ấy cũng đang tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn”.
Người này còn kể thêm: “Thật đáng buồn khi cô gái trẻ này đã chấp nhận rủi ro trên bởi cô đang phải giúp gia đình trả món nợ với một người họ hàng trong gia đình. Dù vậy, gia đình vẫn cố gắng xoay xở để cô được đi chuyến ‘hạng VIP’ và cái giá cho nó là gấp 2 đến 3 lần giá thường.”
Đoạn tin nhắn cuối cùng của My gửi cho mẹ được gửi vào 10h28 giờ Bỉ, tức là chỉ hai tiếng trước khi chiếc xe cập cảng Anh. Trong tin nhắn, cô nhắn với mẹ “Con xin lỗi bố mẹ nhiều mẹ ơi. Con đường đi nước ngoài đã không thành. Con thương bố mẹ nhiều. Con chết vì không thở được.”
Anh trai của Trà My nói với tờ BBC vào ngày thứ Sáu vừa qua rằng, em gái mình không được phép liên lạc với gia đình do luôn bị bọn buôn người kiểm soát. Anh này nói, My đã đã đến Trung Quốc sau khi rời Việt Nam, rồi đến Pháp và đã cố gắng nhập cảnh vào Anh vào ngày 19/10 nhưng không được nên phải quay lại.
Chàng trai 20 tuổi đến từ quê nghèo Việt Nam mơ ước cuộc sống tốt đẹp hơn ở Anh quốc
Một nạn nhân khác đang bị nghi ngờ có mặt trong sự việc là Nguyễn Đình Lương, 20 tuổi. Cha của cậu là ông Nguyễn Đình Gia kể lại, mới 2 tuần trước con trai nói với ông cậu dự định di chuyển tới Anh từ nước Pháp, nơi cậu đã cư trú bất hợp pháp từ năm 2018. Cậu cho biết sẽ trả 14000 USD cho chuyến đi này và sau đó, cậu sẽ tới làm việc cho một tiệm móng tại Anh.
Nhưng mới vài ngày trước, ông Gia nhận được cú điện thoại từ một người đàn ông Việt Nam khác: “Mong chú thông cảm, có chuyện bất ngờ đã xảy ra.”
“Nghe đến đấy, tôi ngã khuỵu xuống đất.” – ông Gia nức nở khi kể lại chuyện với hãng tin AFP.
“Có lẽ nó đã ở trong chiếc xe bị tai nạn, tất cả đều đã chết.”
Kể từ tuần trước ông Gia đã không tài nào liên lạc được với con trai. Cậu nằm trong một nhóm người ở Paris đang cố gắng nhập cư sang Anh.
“Nó thường xuyên gọi về nhà, nhưng từ tuần trước thì bặt vô âm tín.” – ông Gia tiếp tục – “Tôi đã nói con có thể đi bất cứ nơi nào con muốn, miễn là an toàn. Tôi sẽ lo chuyện tiền bạc giúp nó.”
Cậu con trai yêu quý của ông Gia rời quê nhà ở trung tâm tỉnh Hà Tĩnh để tới Nga làm việc vào năm 2017, sau đó sang Ukraine. Tháng 4 năm 2018, cậu qua Đức rồi Pháp. Cuối cùng, cậu nói với gia đình quyết định sẽ chuyển tới Anh.
Anh Phạm Đình Hải, anh trai của Lương, cho biết cậu có hình xăm bàn tay cầu nguyện trên cây thánh giá ở vai phải. Gia đình đã chia sẻ thông tin này cho chính quyền địa phương để nhận dạng con mình.
Người chồng mất tích sau thảm kịch, để lại món nợ hơn 300 triệu đồng cho vợ con
Một trong những nạn nhân bị nghi ngờ mới là Nguyễn Đình Tú. Cách đây vài tháng, anh Tú đã nhờ vợ mình là chị Hoàng Thị Thương giúp anh vay mượn 11.000 bảng (tương đương gần 330 triệu đồng) để anh trang trải cho chuyến di cư bất hợp pháp từ Đức sang Anh. Trước đó, anh đang làm việc tại Đức và Romania.
Hoàng Thị Thương nói trong nước mắt: “Tôi mất liên lạc với anh ấy vào ngày 21/10. Tôi phải gánh một khoản nợ lớn, tôi không còn hy vọng và sức lực để làm bất cứ điều gì”.
Những người thân của Tú ở vương quốc Anh liên lạc về cho biết Tú đã lên xe tải, họ đang chuẩn bị đón anh thì tai nạn xảy ra.
“Tôi chẳng biết thêm gì về tin tức của nó nữa” – ông Nguyễn Đình Sát, cha Tú nói.
Võ Ngọc Nam, 28 tuổi, ông bố hai con từng nhờ gia đình cầu nguyện cho chuyến đi của mình được an toàn
Võ Ngọc Nam, 28 tuổi, cũng được cho là đã lên xe container “tử thần”. Vợ anh Tạ Thị Oanh kể lại rằng trước khi lên xe anh đã gọi điện về cho gia đình, mong gia đình hãy cầu nguyện cho mình, nhưng rồi anh bặt vô âm tín.
Bố của Nam là ông Võ Ngọc Luyện, nói: “Sau khi đọc thông tin về 39 người trong container ở Anh, gia đình tôi vô cùng sốc. Chúng tôi đang hồi hộp chờ đợi thông tin chính thức từ chính quyền”.
Hùng Nguyễn và Hoàng Văn Tiệp
Hai người cuối cùng được cho cũng ở trong chuyến xe là cặp anh em họ Hùng Nguyễn và và Hoàng Văn Tiệp. Hiện nay, dì của cả hai vẫn đang liên tục đăng tải thông tin lên mạng xã hội, với hi vọng rằng hai cháu mình vẫn không gặp mệnh hệ gì.