in

5 câu chuyện kỳ lạ ‘hack não’: Đọc sách bằng hai mắt, nhìn mặt vợ thành cái mũ

Bộ não có rất nhiều chức năng. Nó giúp con người ghi nhớ thông tin, xử lý ngôn ngữ, phân biệt âm thanh, giải quyết vấn đề và khiến chúng ta tự hỏi nó còn đem đến những ngạc nhiên nào.

Trong lịch sử khoa học thần kinh có ghi chép lại nhiều trường hợp đặc biệt về bộ não. Có ca đã được giải thích, có ca vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác.

1. Người đàn ông ghi nhớ mọi thứ

Trong bộ phim Rain Man phát hành năm 1988, nam diễn viên Dustin Hoffman thủ vai một nhà thông thái bị tự kỉ và sở hữu trí nhớ phi thường. Nhân vật này được lấy cảm hứng từ “dị nhân” Kim Peek, người có khả năng ghi nhớ 98% những gì đã học được.

Trong thực tế, Kim Peek không hề mắc chứng tự kỷ như nhân vật của Dustin Hoffman, chỉ là bộ não của anh quá đặc biệt mà thôi. Kim Peek được chẩn đoán mắc tật đầu to (macrocephaly) khiến tiểu não bị tổn thương và thiếu dây thần kinh liên kết hai bán cầu não. Đây là lý do mà bộ não của Kim Peek có khả năng lưu trữ nhiều thông tin và nó cũng cản trở khả năng vận động thông thường của anh.

hien tuong ky la ve nao

Kim Peek bắt đầu nhớ được mọi thứ khi mới 16 tháng tuổi (ảnh: nld)

Hơn 4 tuổi Kim Peek mới biết đi, anh cũng gặp khó khăn trong việc tự đánh răng, mặc quần áo. Kỹ năng xã hội của anh phát triển chậm hơn nhiều so với người thường. Tuy nhiên, bộ não “bất thường” của Kim Peek cũng ban cho anh một vài tài năng khác.

Kim Peek có khả năng đọc 2 trang sách cùng một lúc bằng cách mắt trái đọc trang bên trái, mắt phải đọc trang bên phải và tốc độ đọc trung bình 1 trang là từ 8 đến 10 giây. Bằng cách này, anh có thể đọc rất nhiều sách ở nhiều lĩnh vực. Theo thống kê, Kim Peek nhớ được nội dung của 12.000 cuốn sách.

Ngoài ra, khi ai đó nói về ngày chào đời, ngày sinh nhật hoặc các sự kiện lịch sử, Kim Peek sẽ cho họ biết hôm đó là thứ mấy dựa vào trí nhớ về lịch vạn niên.

2. Người phụ nữ nhìn thấy rồng

Trong tuần san y khoa The Lancet năm 2014, các tác giả giải thích về hiện tượng Prosopometamorphopsia – một biến dạng tri giác thị giác dẫn đến nhận thức thay đổi về khuôn mặt.

Một trường hợp được nêu trong The Lancet là người phụ nữ nhìn thấy rồng. Cô vẫn có khả năng nhận biết và phân biệt mặt người, nhưng chỉ sau vài phút, cô sẽ thấy thân họ dài ra và đen như mực, tai nhọn, có mõm, da như da bò sát cùng đôi mắt khổng lồ màu đỏ, vàng hoặc xanh. Cô thậm chí còn thấy các gương mặt lao vọt ra từ ổ điện, các bức tường và màn hình máy tính.

Sau nhiều năm bị trầm cảm và khó ổn định việc làm, người phụ nữ nhìn thấy rồng mới quyết định đi gặp bác sĩ khoa thần kinh.

3. Người đàn ông nhầm vợ là cái mũ

Trong cuốn sách Người đàn ông nhầm vợ là cái mũ và các câu chuyện khác về điều trị (The Man Who Mistook His Wife for a Hat and Other Clinical Tales), nhà thần kinh học người Anh Oliver Sacks mô tả chứng mất nhận thức thị giác (visual agnosia) của bệnh nhân Dr. P.

Chứng mất nhận thức thị giác khiến Dr. P không thể tự đi giày vì anh không biết đâu là giày, đâu là bàn chân của mình. Khi Dr. P cầm một chiếc găng tay, anh sẽ miêu tả nó kỳ quặc như này: “Một mặt phẳng liên tục và có thể tự gấp, nó cũng có 5 cái túi thừa nữa, nếu tôi dùng đúng từ”, hoặc anh sẽ mô ta bông hoa hồng là: “Nó có hình dáng màu đỏ xoắn quẩy và một cái đường kẻ màu xanh lá cây dính chặt vào cái màu đỏ”.

hien tuong ky la ve nao5

…nhưng không phải vì anh là nghệ sĩ, mà vì anh mắc chứng mất nhận thức thị giác (ảnh: jasonhibbs).

Một tình huống dở khóc dở cười khác là Dr. P nhầm vợ mình thành chiếc mũ. Oliver Sacks thuật lại trong cuốn sách của mình rằng Dr. P nhìn đầu vợ mình thành cái mũ treo trên giá và cứ cố nhấc đầu người vợ ra khỏi cổ.

hien tuong ve bo nao2

Dr. P nhìn ra đầu vợ mình thành cái mũ (ảnh: news).
hien tuong ky la ve nao6
ảnh: jasonhibbs

4. Nhóm thợ bổ củi nhảy nhót ở Mane

Vào những năm 1870, một hiện tượng kỳ lạ xảy ra ở khu rừng phía bắc tiểu bang Mane, nước Mỹ.

Một nhóm thợ bổ củi bỗng dưng cư xử bất thường. Họ nhảy nhót, nguyền rủa, la hét, đả kích lẫn nhau, nhại lời và bắt chước hành động của những người xung quanh, vô thức tuân theo các mệnh lệnh. Những hành động này chỉ xảy ra khi họ bị giật mình hoặc bất ngờ.

Đến nay, chưa có ai khẳng định những gã đàn ông này gặp vấn đề về thần kinh hay rối loạn tâm lý. Họ tạm thời được liệt kê vào danh sách bệnh nhân mắc “hội chứng giật mình”.

hien tuong ve bo nao3

Nhóm thợ bổ củi bị nghi là mắc hội chứng giật mình (ảnh minh họa: medicalbag).

5. Người đàn ông chỉ nói được một từ

Một trường hợp được ghi nhận vào thế kỷ thứ 18 là Louis Victor Leborgne. Leborgne gặp vấn đề về hệ thần kinh khiến anh chỉ biết phát âm một từ là “tan”. Mọi người gọi Leborgne là Tan cũng vì như thế.

Dù chỉ nói được 1 từ, mọi người vẫn biết Tan muốn truyền đạt điều gì dựa vào ngôn ngữ cơ thể và âm lượng giọng nói. Họ cũng nhận xét Tan rất cố gắng hiểu lời họ nói và trả lời.

Tan dành gần nửa cuộc đời sống trong bệnh viện. Tháng 4/1861, Tan có cuộc gặp mặt với bác sĩ, nhà giải phẫu học khoa thần kinh người Pháp Paul Broca. Sau khi phẫu thuật bộ não của Tan, Paul Broca nhận thấy bên trái thùy trán của Tan bị tổn thương. Một số bệnh nhân khác của Paul Broca cũng gặp chấn thương như vậy và họ chỉ phát âm được một hoặc một vài từ như Tan.

Về sau Paul Broca phát hiện vùng bị tổn thương của Tan là trung tâm xử lý ngôn ngữ của bộ não. Hiện nay, khu vực đó của não được gọi là vùng Broca.

 

What do you think?

1 point
Upvote Downvote

Total votes: 1

Upvotes: 1

Upvotes percentage: 100.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Nike ra mắt ứng dụng Nike Fit mới – Mua giày online không còn là ác mộng

Môn võ nào mạnh hơn: CLB Kung Fu và CLB Taekwondo lao vào ‘hỗn chiến’ giữa thanh thiên bạch nhật