Giả chết nhưng để lại dấu vân tay trên giấy chứng tử
Năm 2004, cặp vợ chồng người Anh Alfredo và Sophie Sanchez liên tục nợ nần chồng chất không thể kiểm soát. Năm 2005, họ tìm ra được cách giải quyết vấn đề. Theo kế hoạch, Sanchez khi đó đang làm thiết kế cho nhà bán lẻ nhạc và phim HMV, sẽ giả chết để nhận được gần 1 triệu USD tiền.
Sophie gọi điện cho HMV thông báo chồng cô đã mất khi ở Nam Mỹ và xác anh ta đã được hỏa táng, sau đó đưa họ giấy chứng tử giả để làm bằng chứng. Công ty này tin tưởng Sophie, tất cả đều diễn ra theo đúng kế hoạch cho đến khi một trong những người bạn của Alfredo thử sử dụng thẻ giảm giá nhân viên của anh ta tại HMV. Khi công ty nói Alfredo đã chết, người đàn ông này rất đỗi ngạc nhiên.
Cảnh sát bắt đầu điều tra và tìm thấy dấu vân tay của Alfredo trên giấy chứng tử. Cả Sophie và Alfredo đều bị bắt sau khi chuyển đến Úc sinh sống.
Giả bệnh ung thư để bỏ đạo nhưng vẫn muốn ghé qua nhà thờ xem đám tang của mình
Thay vì thú nhận cùng cộng đồng giáo dân rằng mình không còn muốn theo đạo nữa, người phụ nữ tên Florida Alison Matera quyết định nói với họ rằng cô ấy bị ung thư.
Năm 2007, cô giả vờ bị bệnh trong một năm, gặp gỡ định kỳ các thành viên trong nhà thờ để cập nhật tình trạng sức khỏe của mình. Khi hoàn toàn ngừng đi lễ, cô nói với bạn bè rằng đã đăng ký vào nhà an dưỡng dành cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Matera thậm chí còn đóng giả làm y tá khi gọi cho mục sư thông báo về cái chết của mình.
Dù vậy Matera không thể không tò mò về đám tang. Cô ấy giả vờ xuất hiện là em gái mình và ngay lập tức bị nhận ra. Cộng đồng nhà thờ vừa tổn thương mà cũng vừa bối rối. Họ đã báo cáo việc này lên văn phòng cảnh sát Hạt Pasco.
Làm bằng chứng ngay tại phiên tòa xét xử cái chết của mình
Năm 1929, Tiller Ruminer đến gặp cảnh sát ở hạt Stone, Arkansas với một câu chuyện điên rồ. Cô báo rằng mình và bạn trai Connie Franklin đã bị bắt bởi một nhóm đàn ông trong khi họ chuẩn bị lấy giấy đăng kí kết hôn. Trong khi có hai kẻ lôi cô vào rừng cưỡng hiếp thì những tên còn lại đánh đập và thiêu sống Franklin. Cô chỉ ra năm người tấn công mình và họ nhanh chóng bị bắt giữ.
Tuy nhiên, mọi người lại báo nhìn thấy Franklin tìm kiếm việc làm xung quanh thị trấn. Khi phiên tòa giết người được thành lập, chính quyền cuối cùng tìm ra Franklin và buộc anh ta ra làm chứng. Mặc dù vậy, Ruminer vẫn khăng khăng đây không phải Franklin, bạn trai của cô thực sự đã bị sát hại.
Hóa ra Franklin xem cái chết của mình là một nỗ lực để bắt đầu lại cuộc đời. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Franklin thử chiêu này. Tên thật của anh ta là Marion Franklin Rogers, người có bốn đứa con và đã trốn thoát khỏi bệnh viện tâm thần.
Giết người quá giang và đốt xe giả chết
Năm 1930, Alfred Rouse thấy mình bị vướng vào các khoản thanh toán hỗ trợ nuôi nhiều đứa con ngoài giá thú nên quyết định. Ông ta giết một người quá giang xe của mình, đặt xác chết vào xe và đốt lửa. Khi đang trốn thoát, Rouse bị hai nhân chứng phát hiện.
Sau khi bị bắt, Rouse khai rằng chiếc xe bốc cháy do người quá giang đang hút một điếu xì gà gần lon xăng. Bồi thẩm đoàn không tin điều này và Rouse đã bị treo cổ vào năm 1931.
Còn về danh tính của người quá giang vẫn chưa được xác định chính thức, nhưng một số người tin rằng người đàn ông đó là James Brick. Ông Brick sống gần nơi Rouse đốt xe và được cho là đã quá giang xe vào thời điểm đó. Điều kì lạ hơn là gia đình Brick cho biết ông ta biến mất ngay trước khi vụ việc xảy ra. Họ lo lắng trong suốt 80 năm để rồi vào thời hiện đại các nhà khoa học cho biết DNA không trùng khớp.
Tạo hiện trường chết giả để lấy tiền bảo hiểm
William Grothe là một người có sức ảnh hưởng lớn đến nền âm nhạc Columbia. Ông làm luật sư ở quận Music Row nổi tiếng cho đến khi mất việc năm 2008. Suy sụp trước việc này và hy vọng có được một khoản cắt giảm của chính sách bảo hiểm nhân thọ trị giá 1 triệu USD, ông ấy quyết định giả chết.
Vợ của Grothe báo cáo rằng ông đã mất tích, còn đồ đạc, ví và chứng minh thư được tìm thấy bên bờ sông. Vài ngày sau, Grothe giả giọng để gọi cảnh sát, tự xưng là người giết chết chính mình. Sau đó ông bị phát hiện đang ở Montana và phải bồi hoàn cho chính phủ chi phí 13.000 USD cho việc tìm kiếm người mất tích không cần thiết.
Bắt đầu cuộc sống mới sau khi giả chết nhưng bị anh trai bắt gặp
Năm 2000, doanh nhân người Úc Harry Gordon muốn trốn khỏi hàng loạt vấn đề tài chính và cá nhân nên dàn dựng một vụ tai nạn chèo thuyền, làm cho người ta nghĩ mình bị để được hưởng số tiền bảo hiểm nhân thọ.
Gordon bỏ lại vợ và con gái, sống dưới cái tên mới là Robert Motzel và kết hôn với người phụ nữ khác. Trong tuần trăng mật bên bờ biển, Gordon tình cờ bị anh trai bắt gặp. Ông ta đóng kịch trước mặt vợ mới và nói với anh trai mình là sẽ gọi lại sau vài ngày. Nhưng khi tuần trăng mật kết thúc, cảnh sát đã phát hiện Gordon vẫn còn sống.
Có vẻ như người vợ đầu tiên của Gordon cũng biết về kế hoạch này. Bà ta và con gái bị kiện vì liên quan đến vụ lừa đảo bảo hiểm.
Giả chết để chia tay bạn trai
Dianne Craven và Stuart Shortland là cặp đôi quen xa năm 2009 – Craven sống ở Anh còn Shortland ở Bồ Đào Nha. Khi Craven nói với người yêu rằng cô đang mang thai, Shortland đã rất vui mừng muốn bên cạnh Craven lúc cô chuẩn bị sinh con, nhưng vấn đề là Craven không thực sự mang thai.
Sau khi đến Anh, Shortland nhận được tin nhắn từ một người tự xưng là anh trai của Craven. Người đó nói rằng Craven đã chết vì xuất huyết não, nhưng tờ The Sun của Anh lại tìm thấy hình ảnh của Craven trên mạng sau ba tháng kể từ khi cô được cho là đã chết. Động cơ nói dối về đứa bé và cái chết của Craven vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, Shortland rất bi thảm sau sự việc này đến nỗi anh ta bị rụng tóc và hói đầu.
Giả chết để khỏi trả tiền phạt giao thông
Kimberly Du vì không muốn trả tiền phạt giao thông nên nghĩ ra một cách sáng tạo là giả chết. Du viết cáo phó cùng với một lá thư giả mạo từ mẹ mình thông báo rằng cô đã chết và gửi chúng đến tòa án.
Kế hoạch này sẽ hiệu quả như mong đợi nếu như cô ta không bị cảnh sát bắt tiếp vì tội . Du đưa cảnh sát bằng lái xe – hiển nhiên là của người phụ nữ đã chết – và sau đó bị bắt giữ. Du ban đầu chỉ bị phạt tội vi phạm luật giao thông nay phải đối mặt tội còn nặng hơn với hạn tù tối thiểu năm năm.
Giả chết rồi cải trang làm bạn trai mới của vợ
Một trong những nỗ lực kỳ lạ nhất để giả chết là Texan Clayton Daniels và vợ Molly. Họ đào xác của một phụ nữ 81 tuổi, mặc quần áo của Clayton vào và mang thi thể lên một vách đá. Cơ thể bị bỏng nặng đến mức phải mất nhiều tháng để có kết quả DNA, tiết lộ đây thực sự không phải là thi thể của Clayton Daniels.
Khi đó, Daniels nhuộm tóc để ngụy trang và qua lại với vợ mình với tư cách là bạn trai mới tên Jake. Molly thậm chí còn giới thiệu Jake với gia đình cô ta. Cặp đôi bị bắt sau nhiều tháng theo dõi của cảnh sát. Họ tìm thấy giấy khai sinh giả cùng những giấy tờ khác cho Jake, tin rằng hai vợ chồng này đang cố gắng kiếm tiền từ một hợp đồng bảo hiểm.
Dùng tên khác sau khi giả chết để gửi ngân phiếu cho vợ
Sau khi tìm thấy phần thi thể bị cháy đen trong chiếc xe của cựu ủy viên thành phố Edward Cates, chính quyền Mississippi tin rằng ông ấy đã chết. Luật sư và chính trị gia đáng kính này được chôn cất theo nghi thức quân đội.
Vài tháng sau, vợ ông nhận được một tấm thiệp chia buồn bí ẩn từ Christopher Curts, một người mà bà không hề quen biết. Khi bất ngờ nhận thêm được ngân phiếu từ Curts, bà đã nhờ đến luật sư trợ giúp vì không rõ ai là người đứng sau việc này.
Phía cảnh sát lần đến Georgia theo như ghi chú giao dịch, phát hiện ra Cates đang sống bằng cái tên Christopher Curts. Cates bị vì tội tham ô, còn thi thể cháy đen trong xe hiện vẫn chưa xác định được danh tính.
Giả chết ba lần để trốn đóng phạt
Sau khi bị bắt vì tội lái xe trong khi say xỉn ở Virginia, Peter Gentry đã gửi giấy chứng tử giả cho luật sư của quận. Mặc dù có một vài điểm mâu thuẫn trong tờ giấy nhưng anh ta được bãi bỏ tất cả các cáo buộc. Gentry dùng chiêu này thêm hai lần nữa, một lần ở Virginia và một lần ở Maryland.
Lần thứ tư, người yêu cầu Gentry dừng xe vì chính là cảnh sát đã bắt anh ta vài tháng trước. Lần này thì không còn may mắn nữa, Gentry bị kết án hai năm tù.
Giả chết để không trả phí hợp đồng
Corey Taylor muốn chấm dứt hợp đồng với công ty viễn thông Verizon nhưng lại không muốn trả phí trước thời hạn là 175 USD. Vì vậy mà anh ta đã nhờ một người bạn fax giấy chứng tử giả cho công ty.
Đó không phải là một ý tưởng tệ vì các công ty như thế này thường hủy hợp đồng với nhân viên đã qua đời mà không đặt nhiều câu hỏi. Nhưng vì lý do nào đó mà Verizon lại không tin nó và Taylor vẫn buộc phải trả phí.
Nữ cướp biển nổi tiếng phải giả chết và sống như đàn ông
Sinh ra vào những năm 1600, Jacquotte Delahaye đã vật lộn ngay từ nhỏ. Mẹ cô qua đời khi sinh con, để lại Delahaye sống cùng bố và anh trai ở Haiti. Khi cha cô bị sát hại, Delahaye gồng gánh nuôi anh trai là một người chậm phát triển. Sớm nhận ra rằng mình cần phải làm một cái gì đó bức phá để sinh tồn, cô quyết định trở thành .
Delahaye là một trong những tên cướp biển đáng sợ nhất vùng Caribbe. Trong thời kì được tôn vinh là nữ hoàng hải tặc, cô bị kẻ thù bắt và buộc phải giả chết để trốn thoát. Delahaye sống ẩn mình như một người đàn ông trong vài năm nhưng cuối cùng lại trở về với băng hải tặc của mình. Delahaye được “đồng nghiệp” đặt biệt danh là “Back From The Dead Red” vì mái tóc đỏ đặc trưng của cô.
Comments