Cô Nguyễn hiện tại đang là vận tải hàng không kiêm Giảng viên dạy bay được chứng nhận bằng CFI / CFII / MEI tại AeroVentures Flying Club ở Atlanta.
Cho đến nay, chỉ có tám phụ nữ đã hoàn thành chuyến bay vòng quanh thế giới vì vậy Việt muốn thử thách chính mình đồng thời truyền cảm hứng cho thế hệ phi công nữ tiếp theo.
Bằng cách đi vòng quanh thế giới, cô dự định sẽ thúc đẩy giáo dục về hàng không vũ trụ cho tất cả phụ nữ trẻ trên khắp thế giới thông qua tổ chức của mình.
Cô Nguyễn xuất thân từ một làng quê nghèo hẻo lánh ở Tuy Hòa, Việt Nam nên hiểu rất rõ những trở ngại lớn về phương tiện và cơ hội để có thể theo đuổi giấc mơ trở thành phi công.
Lúc trẻ, cô đã may mắn hưởng được sự giáo dục từ một trường học do UNICEF xây dựng và di cư đến Mỹ năm 12 tuổi theo chương trình học bổng AOPA. Nhờ chăm chỉ và cần cù, cô vượt qua nhiều trở ngại lớn đối với dân nhập cư bao gồm rào cản ngôn ngữ, phong tục tập quán và cách thức giáo dục của nước ngoài.
Cô Nguyễn tốt nghiệp trung học với tư cách thủ khoa và đậu vào top 10 sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Purdue với bằng danh dự. Một số vấn đề cá nhân đã làm gián đoạn quá trình học tập và cô mất nhiều năm trước khi có được bằng lái phi công riêng. Năm 2017, người phụ nữ gốc Việt này trở thành Giảng viên bay xuất sắc của AOPA, đã dạy hàng trăm phi công và lấy chứng chỉ Phi công vận tải hàng không.
A. Nguyen, a CFI and Georgia Tech Ph.D Aerospace Engineering student in the Aerospace Lab!
— pilot anh-thu (@womeninAA)
Cô Nguyễn đang nâng cao trình độ học vấn của mình với bằng Kỹ sư hàng không vũ trụ của Georgia Tech.
Priya Thomas, nhân viên hậu cần của Women in Aerospace and Aviation cho biết mặc dù Anh-Thu Nguyen đạt được rất nhiều thành tích nhưng sự hiện diện của cô ở khiến rất nhiều người ngạc nhiên.
Nhiều lần các nhân viên sân bay đã ngăn cản không cho cô đi qua cổng vì vẻ ngoài và vóc dáng nhỏ nhắn mặc dù cô liên tục buộc phải giải thích và thuyết phục họ rằng cô thực sự là một phi công. Đối mặt với những thách thức như vậy đã thúc đẩy cô nâng cao tầm nhìn và nhận thức cho phụ nữ trong ngành hàng không cũng như để thúc đẩy giáo dục hàng không vũ trụ cho các cô gái trẻ.
Trong kế hoạch đầy tham vọng của mình, cô Nguyễn hy vọng sẽ tăng số lượng phi công nữ làm việc trên bầu trời khi tỉ lệ đối với nam chỉ chiếm 6%.
Cô dự định sẽ sử dụng máy bay một động cơ bay đến 25 quốc gia và vùng lãnh thổ từ ngày 15 tháng 5 năm 2020 đến ngày 1 tháng 7 năm 2020, quãng đường khoảng 26.800 hải lý. Hoàn thành chuyến bay toàn cầu này sẽ khiến cô Nguyễn trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên ghi tên trong sử sách thế giới.
Để hỗ trợ về tài chính cho kế hoạch này, Thomas đã lập một quỹ trên trang cho cô Nguyễn với mục tiêu 500.000 đô la Mỹ.
Comments