Nhưng tại sao vẫn luôn có những người tin rằng chính phủ Mỹ đã dàn dựng lên sự kiện lịch sử này để lừa chúng ta? Kể từ sau khi những nhiệm vụ Apollo quay về thành công, đã có muôn vàn những giả thuyết, dẫn ra những bằng chứng nghe hết sức thuyết phục, và đây là những hay nhất của những người tin rằng nhiệm vụ Apollo chỉ là một cú lừa từ chính phủ Hoa Kỳ.
1. Những chiếc bóng trên mặt trăng
Nhiều vấn đề đã nổi lên với những tấm hình được chụp trên Mặt Trăng, hầu hết xoay quanh những cái bóng dị dạng. Ở , nguồn sáng duy nhất là , nhưng trong một số tấm hình, những chiếc bóng đổ theo kiểu có 2 nguồn sáng, như là trên phim trường vậy. Hơn thế nữa, trong nhiều tấm hình, chúng ta gần như không thấy có ngôi sao nào cả. Nhiều chuyên gia nói rằng điều này xảy ra do vấn đề nguồn sáng, nhưng những người khác thì không hề nghĩ vậy. Những tấm ảnh đã được chỉnh sửa nặng trước khi được công bố, liệu họ muốn những tấm ảnh này đẹp nhất có thể, hay là chỉnh sửa để che giấu điều gì đó?
2. Chiến tranh lạnh
Vì tính lịch sử và đột phá của những nhiệm vụ hạ cánh trên Mặt Trăng, chúng ta thường quên rằng mới là nước đầu tiên đưa vệ tinh lên vũ trụ và người đầu tiên ra khỏi khí quyển Trái Đất cũng là một người Nga. Điều này đã làm cho cả phương Tây rất kinh ngạc, vì Xô Viết đã phát triển công nghệ đến mức Mỹ và các nước đồng minh vẫn chưa thể theo kịp. Đây chính là lý do mà nhiệm vụ Apollo được đẩy nhanh. Nếu Mỹ không phải là nước đầu tiên đưa người vào vũ trụ, thì họ sẽ là nước đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng. Cuộc chạy đua này cũng chính là thứ khiến cho nhiều người tin rằng những nhiệm vụ hạ cánh không hề xảy ra. Giả thuyết này cho rằng ham muốn chiến thắng cuộc đua không gian đến mức họ đã làm giả toàn bộ nhiệm vụ để có vẻ như là họ đang có được ưu thế về mặt công nghệ.
3. Những mối nguy hiểm đến từ vũ trụ
Nhiều người tin rằng những nhiệm vụ Apollo là giả đã chỉ ra rằng vũ trụ nguy hiểm đến mức đoàn tàu Apollo 11 hạ cánh trên Mặt Trăng rồi quay về Trái Đất mà không mất mạng là điều hoàn toàn vô lý. Một ví dụ cho những mối nguy hiểm này là vành đai bức xạ Van Allen, đây là một khu vực chứa các hạt tích điện chủ yếu từ mặt trời và các nguồn khác trong vũ trụ. Mặc dù những hạt này có phần bảo vệ Trái Đất khỏi các tia vũ trụ, nhưng những hạt này cũng chứa một lượng phóng xạ đủ lớn để tiêu diệt bất cứ ai đi ngang qua vành đai. Vì thế, những người không tin vào các nhiệm vụ Mặt Trăng cho rằng không có cách nào để có thể đến được Mặt Trăng và quay trở lại nguyên vẹn cả.
4. Richard Nixon
Mặc dù đã có rất nhiều phát triển, tiến bộ về công nghệ trong suốt 50 năm vừa qua, nhưng đã không ai có thể bước lên bề mặt của Mặt Trăng kể từ nhiệm vụ cuối cùng vào năm 1972, điều này đã đặt một dấu hỏi lớn trong đầu của rất nhiều người. Tại sao chúng ta không đến đó nữa? Lý do mà chúng ta thường nghe là do chi phí của những nhiệm vụ này quá đắt đỏ và Mỹ đã dành chiến thắng trong cuộc đua không gian, và quay trở lại Mặt Trăng sẽ là một hành động ngu ngốc, phí tiền của và công sức. Tuy nhiên, nhiều người khác đã chỉ ra rằng những nhiệm vụ Apollo xảy ra dưới thời Richard Nixon, một trong những vị tổng thống tai tiếng nhất lịch sử Hoa Kỳ. Vì thế, có thể ông đã có liên quan đến việc dàn dựng một loạt các nhiệm vụ khai phá Mặt Trăng để ông có thể trở nên tốt đẹp hơn trong mắt dân chúng, vì đã giúp con người đạt được một bước đột phá mới.
5. Chính sách dự phòng
Đây là một giả thuyết được trình bày rất công phu. Những tấm hình mà công chúng thấy về các nhiệm vụ Mặt Trăng là giả, còn nhiệm vụ thật thì có thể đã thất bại. Những thước phim được dựng trước dựa trên những hình ảnh được gửi về từ Mặt Trăng, phòng hờ việc nhiệm vụ thất bại và đội ngũ Apollo 11 không quay về được. Chính phủ Mỹ không thể chiếu hình ảnh những phi hành gia qua đời trên TV được, nên họ đã phát những hình ảnh được dựng sẵn để chấn an tâm lý người dân. Điều này cũng có nghĩa là đã có thể xảy ra 2 trường hợp: Hoặc là Neil Armstrong và những người bạn đã lên Mặt Trăng thật, nhưng những thước phim được chiếu là giả. Hoặc, toàn bộ phi hành đoàn đã qua đời trên Mặt Trăng, và chính phủ Mỹ phát những thước phim giả để giấu nhẹm đi chuyện này.
6. Gió trên Mặt Trăng
Như đã đề cập ở trên, trong số những tấm hình chụp ở Mặt Trăng tồn tại rất nhiều bất đồng. Nhưng nổi bật nhất trong số đó là thước phim khi phi hành đoàn Apollo 11 cắm lá cờ Mỹ xuống bề mặt của Mặt Trăng. Khi họ cắm cây cột cờ xuống, lá cờ di chuyển rất kì lạ, như kiểu ở đó có áp suất không khí vậy. Nhưng trên Mặt Trăng không hề có áp suất không khí, vậy thì sao lá cờ lại bay phơi phới như là đang được dựng trước gió? Đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy rằng mọi thứ đều được dàn dựng ở một phim trường.
7. Công nghệ của những chiếc máy chụp hình
Chúng ta đã xem xét khả năng một vành đai bức xạ ngăn cản con người tiến vào Mặt Trăng, nhưng không chỉ những phi hành gia mới phải lo lắng, mà thiết bị của họ thật ra cũng sẽ không được ổn định đâu. Nhiều người cho rằng những thiết bị quay phim mà phi hành đoàn Apollo 11 dùng thật sự không thể hoạt động trên bề mặt của Mặt Trăng, chúng sẽ bị điều kiện khắc nghiệt ở đó làm hư hỏng, nhưng cuối cùng, phi hành đoàn lại gửi về cả nghìn tấm ảnh cùng với nhiều đoạn video khác nhau. Vậy thì làm thé nào?
8. Cát
Theo miêu tả của những phi hành gia, trên bề mặt Mặt Trăng có một loại cát rất mịn, nhưng đối với những “giáo sư online”, thì họ đang thật sự miêu tả cát ở Trái Đất. Mặc dù các phi hành gia nói ở đó có cát mịn, nhưng chúng ta không tìm thấy dấu chân phi thuyền trên bề mặt cát nào cả, mặc dù phi thuyền có trọng lượng rất nặng và diện tích đáp cũng khá lớn. Ngoài ra, khi phi thuyền cất cánh để trở về, đáng lẽ nó phải để lại một cái hố do áp suất lớn từ động cơ, nhưng không hề có cái hố nào cả, mặc dù dấu chân của phi hành gia đi nhẹ trên bề mặt thì chúng ta có thể thấy rõ, và ngay cả dấu chân cũng có vấn đề. Ở Mặt Trăng, độ ẩm thường rất ít hoặc gần như là không có, thế thì tại sao những dấu chân lại rõ được đến như vậy?
9. Quà lưu niệm
Tất cả các nhiệm vụ Apollo đều quay về với một chút quà lưu niệm, những mảnh đá và cát bụi của Mặt Trăng. Sau đó, những mảnh đá sẽ được nghiên cứu kĩ càng, rồi đem đi tặng cho các nước khác, như là một món quà từ Mỹ. Và đã có những mảnh đá được tặng, sau khi phân tích kĩ hơn, đã cho thấy nguồn gốc xuất xứ là Trái Đất. Đó là mảnh đá được tặng cho thủ tướng Đức vào năm 1969. Và ngay cả những mảnh đá khác cũng bị cho là giả nữa. Vì những giáo sư tin rằng những mảnh đá Mặt Trăng là hỗn hợp giữa đá ở Trái Đất cộng với một số khoáng chất và băng ở Nam Cực.
10. Slow motion
Một phần trong những thước phim chính thức được công bố cho thấy cảnh Buzz Aldrin thử đi qua đi lại bằng nhiều cách khác nhau trên Mặt Trăng. Vì trọng lực ở Mặt Trăng yếu hơn ở đây, nên những cách di chuyển như nhảy, vươn người sẽ hiệu quả hơn. Những thước phim cho thấy cảnh các phi hành gia di chuyển theo cách này, nhưng khi những thước phim được tua nhanh, thì nhìn các phi hành gia như là đang đi bộ bình thường trên Trái Đất vậy. Giả thuyết này cho rằng thước phim đó chỉ đơn giản là những phi hành gia di chuyển bình thường trên phim trường, nhưng sau đó được làm chậm lại để trông có vẻ thuyết phục hơn.
Comments