Người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng dùng màu sắc để làm dịu tính khí nóng nảy của tù nhân là nhà nghiên cứu người Mỹ Alexander Schauss.
Vào cuối những năm 1970, ông đã thực hiện loạt thử nghiệm để chứng minh sự ảnh hưởng của màu sắc đến hành vi con người. Một trong số thử nghiệm, ông cho các đối tượng nam giới dang hai cánh tay ra và nhìn vào tấm áp phích sáng. Sau đó ông tiến hành chứng minh rằng mình có thể dễ dàng hạ cánh tay của họ xuống. Khi lặp lại thử nghiệm với màu xanh da trời thì các đối tượng bỗng phản kháng bình thường.
Hai sĩ quan hải quân người Mỹ Gene Baker và Ron Miller tỏ ra ấn tượng với phát hiện này nên đã sơn màu hồng sáng cho các , được đặt tên là Baker-Miller Pink. Các nhân viên nhận ra tù nhân có sự thay đổi lớn về hành vi, ít hung hăng hơn.
Tuy nhiên Alexander Schauss quyết định làm lại thí nghiệm và dùng nhiều màu sắc hơn. Lần này ông nhận ra màu hồng sáng không có tác dụng như nó từng được tung hô. Không chỉ vậy, ông còn lo ngại tù nhân có thể trở nên kích động hơn vì màu hồng chói mắt. 30 năm sau, nhà tâm lý học Oliver Genschow làm các bài kiểm tra xem Baker-Miller Pink có thực sự “hạ hỏa” tù nhân không. Đáp án là không.
Năm 2011, nhà tâm lý học Thụy Sĩ Daniel Späth dùng màu hồng nhạt mà cô ấy gọi là Cool Down Pink, nó được sơn cho các phòng giam ở 10 nhà tù Thụy Sĩ. Hơn 4 năm sau, nhân viên báo cáo rằng các tù nhân này ít hơn so với tội phạm ở các phòng giam bình thường. Daniel Späth còn chú ý rằng tù nhân có thể thư giãn nhanh hơn trong căn phòng “hường phấn”.
Trong khi các nhà tâm lý và nhân viên trại giam hài lòng với Cool Down Pink thì dường như tù nhân lại không vui.
Một cựu tù nhân chia sẻ ông thấy khó chịu, cảm giác như đang sống trong căn phòng của bé gái. Một số người gay gắt hơn cho rằng giam giữ tội phạm trong các buồng giam màu hồng là hành vi làm nhục, khiến họ xấu hổ.
Dù vấn đề này vẫn gây nhiều tranh cãi nhưng một số nhà tù vẫn sử dụng gam màu hồng này, nước Đức cũng bắt “trend” theo nhằm “hạ hỏa” những người nóng nảy.
Comments