Kết luận này càng khẳng định chắc chắn bạch tuộc là một loài thông minh và có cảm xúc. Trong một đoạn video được đăng bởi PBS cho thấy Heidi đã đổi màu từ tông sáng đến với nhiều hoa văn phức tạp khi đang ngủ trong một bể kính (video ở cuối bài).
Các nhà nghiên cứu cho rằng Heidi đang mơ, nó đã tái hiện lại những màu sắc ngụy trang đã từng dùng trước đó trong lúc săn mồi. Tức là trong giấc mơ, Heidi đã hồi tưởng lại những gì nó đã làm khi đang thức. Điều này tương đương với việc chúng ta nói mớ, thậm chí vung tay vung chân khi có một giấc mơ rất thật.
Video này là một phần của phim tài liệu về bạch tuộc có tựa đề “Octopus: Making Contact” trên kênh PBS, thông qua bộ phim tài liệu này nhà hải dương học David Scheel nhấn mạnh đến sự thông minh, tính cách và kỹ năng của một trong những loài vật tuyệt vời nhất biển cả.
Quá trình đổi màu này tương tự như lúc bạch tuộc đang đi săn cua, nó sẽ đổi màu tối để tránh bị phát hiện khi tấn công con mồi, sau đó ngồi yên để ăn thịt cua. Lúc này, bạch tuộc sẽ sử dụng màu sắc ngụy trang (camouflage) để tránh bị các đối thủ khác chú ý trong khi ăn.
Như vậy, Heidi đang mơ lại khoảnh khắc mà nó đi săn lúc còn thức. Thông thường, bạch tuộc thường xuyên thay đổi màu tùy theo môi trường và tình huống tuy nhiên việc này xảy ra khi đang ngủ là một điều bất ngờ.
, khác với con người có một bộ não tập trung duy nhất ở đầu, bạch tuộc sở hữu nhiều tế bào não được đặt rải rác khắp cơ thể, giúp nó kiểm soát tất cả bộ phận một cách vô cùng chính xác. Đừng quên nó có đến 8 tay thay vì 2 chân 2 tay như con người, và 8 tay của bạch tuộc đều có kỹ năng rất điêu luyện và thực hiện chính xác các tác vụ phức tạp.
Một trong những điều thú vị khác về bạch tuộc là những tế bào sắc tố kỳ lạ ngay bên dưới da của nó, được gọi là chromatophores. Các tế bào này có thể phồng to ra và thay đổi màu tùy theo màu sắc môi trường hoặc trong tình huống bạch tuộc cảm nhận được nguy hiểm.
Phía trên chromatophores lại chia làm 2 loại là Iridophores – tế bào tái tạo màu sắc óng ánh như xanh, vàng, kim nhũ và bạc, kế đến là leucophores – những tế bào cảm ứng màu sắc sẽ tự đổi sang màu gần giống với môi trường xung quanh.
Sự kết hợp giữa Iridophores và leucophores giúp bạch tuộc có thể khoác lên người nhiều bộ áo sặc sỡ khác nhau, từ màu đơn sắc cho đến hoa văn ngụy trang phức tạp đáp ứng tất cả các bối cảnh môi trường.
Với những nghiên cứu mới nhất cho thấy bạch tuộc thông minh và có suy nghĩ phức tạp đã dấy lên ở một số nước.
Ngày bạch tuộc thế giới (World Octopus Day) là ngày 8 tháng 10 hàng năm.
Một số fact về bạch tuộc:
– Não bạch tuộc nằm xung quanh miệng của nó, 3/5 tế bào não của bạch tuộc không nằm ở phần đầu mà rải đều ở phần tay.
– Bạch tuộc có thể nếm được thức ăn bằng da, đặc biệt nhạy cảm nhất là phần giác hút.
– Bạch tuộc có 3 quả tim và máu của nó màu xanh.
– Miệng của bạch tuộc ở phần nách giữa các tay.
– Chúng biết chơi đồ chơi, kể cả lego.
Comments