Nhóm bắt cóc cắt tai con tin để tống tiền
Năm 1973, 9 thành viên của băng đảng ở Calabria, nước Ý đã bắt cóc John Paul Getty III – cháu trai của một ông trùm dầu mỏ. Khi đang đi chơi ở Rome, Getty (16 tuổi) bị băng Mafia bắt đến nơi ẩn náu của chúng trên núi. Ngay sau đó, gia đình cậu ấy nhận được yêu cầu khoản tiền chuộc 17 triệu USD. Ông của Getty đã từ chối trả tiền, vì vậy bức thư tiếp theo mà họ nhận được đi kèm với một cái tai của người cháu trai, cùng lời đe dọa:
Đây là tai của Paul. Nếu tụi tao không có tiền trong vòng 10 ngày nữa, chúng mày sẽ nhận cái tai còn lại. Nói cách khác, thằng bé sẽ không toàn thây khi về nhà.
Gia đình miễn cưỡng trả tiền để Getty của họ trở về an toàn. Chính quyền Ý đã kết án hai trong số những kẻ bắt cóc, nhưng những tên có liên quan còn lại lại được tha bổng.
Sau khi giết con tin, tên bắt cóc vẫn muốn lấy số tiền chuộc
William Edward Hickman (19 tuổi) đã Marion Parker (12 tuổi) từ trường học của cô bé ở Los Angeles vào năm 1927. Sau đó, Hickman gửi thư cho cha Marion dưới bí danh “FOX-FATE”, yêu cầu được trả chứng nhận vàng. Lá thư viết: “Tính mạng của con gái các người đang ngàn cân treo sợi tóc. Tôi đã chuẩn bị sẵn lưỡi dao Gillette và rất biết cách xử lý tình huống đấy.”
Sau khi thay đổi địa điểm gặp mặt nhiều lần, cuối cùng “FOX” và cha Marion hẹn gặp nhau ở một góc phố. Cha cô bé thấy con gái mình đang ngồi trên ghế sau xe, bất động và trùm kín lên đến cổ. Sau khi trao tiền chuộc, kẻ bắt cóc ném Marion ra khỏi xe và tẩu thoát. Nhân viên điều tra sau đó xác định cô bé đã chết trong 12 giờ. Vào năm 1928, tòa kết án treo cổ tên Hickman.
Lợi dụng tình huống, nhiều kẻ nặc danh mạo nhận là tên bắt cóc để tống tiền
Tháng 9 năm 1934, cô bé Dorothy Ann Distelhurst (6 tuổi) đã không trở về nhà ở Columbia sau khi tan học và đi bộ từ trường mẫu giáo. Vài ngày sau thông báo mất tích, một tấm bưu thiếp xuất hiện tại nhà Dorothy, đe dọa sẽ đốt cháy đôi mắt cô bé bằng axit nếu cha cô không trả khoản phí cắt cổ 175.000 USD.
Nhiều lá thư và bưu thiếp từ khắp nơi trên cả nước được gửi đến gia đình để đòi tiền chuộc. Mặc dù cảnh sát nói với cha Dorothy rằng khả năng cao các tin nhắn này đều là trò lừa bịp, ông vẫn bay tới New York và cố gắng trả 5.000 USD cho một kẻ tuyên bố đang giam giữ Dorothy. Sau đó, người cha cay đắng phát hiện ra rằng tên này thậm chí còn chưa từng đến Columbia.
Khoảng một tháng sau sự cố trên, thi thể của Dorothy được tìm thấy trong ngôi mộ nông. Một kẻ tấn công không rõ danh tính đã đập đầu Dorothy bằng búa và dùng đốt cháy khuôn mặt cô bé.
Kẻ bắt cóc gửi thư cho thống đốc tiết lộ nơi giấu con tin
Năm 1934, một kẻ lạ mặt đã bắt cóc cô bé June Robles (6 tuổi) – con gái của chủ Công ty Điện lực Robles – bên ngoài trường học ở Tucson. Sau vụ bắt cóc, hắn nhờ một cậu bé gửi lá thư đến ông Fernando Robles, cha của June, yêu cầu khoản tiền chuộc 15.000 USD để cô bé được về nhà an toàn. Kẻ bắt cóc bí ẩn tự xưng là “Z” và cảnh cáo Fernando không được nói chuyện này với .
Sau nhiều lần trao đổi qua lại, “Z” đột nhiên cắt liên lạc với Fernando. Sau đó, thống đốc Arizona nhận được một tấm bưu thiếp gửi từ Chicago, chỉ cho ông ấy về nơi June đang bị giam giữ trong sa mạc. Phải mất hai tiếng để cảnh sát tuần tra đường cao tốc tìm thấy June, khi ấy đang bị nhốt trong một chiếc lồng kim loại nhỏ đặt trong bụi cây. Cô bé vẫn còn sống.
Tên tội phạm để lại lời nhắn cầu mong cảnh sát bắt mình
Cuối năm 1945, “Kẻ giết người son môi” đã để lại một lời nhắn cho phía cảnh sát, với nét chữ nguệch ngoạc bằng son môi trên tường nhà của hai nạn nhân ở Chicago mà hắn vừa giết chết:
Một tháng sau khi xuất hiện tin nhắn, Suzanne Degnan (6 tuổi) mất tích trong phòng ngủ. Cha mẹ cô bé đã tìm thấy tờ giấy yêu cầu tiền chuộc bên ngoài cửa sổ phòng Suzanne: “Hãy chuẩn bị 20.000 USD và chờ theo lệnh. Đừng có mà đi báo cảnh sát hay FBI. Tiền mặt theo tờ 5 USD và 10 USD”. Mặt sau tờ giấy có nói thêm: “Hãy đốt cái này vì sự an toàn của con các người”.
Đồng thời, thị trưởng thành phố Chicago nhận được một dòng chữ:
Tôi muốn ông biết rằng tôi rất tiếc vì đã không bắt lão Degnan mà thay vào đó là cô con gái của lão. Roosevelt và OPA đã đưa ra luật của riêng họ rồi. Vậy tại sao tôi lại không thể và không làm nhiều hơn nữa?
Lời khuyên nặc danh hướng dẫn họ tìm cô bé trong cống gần nhà Degnan. Ở đó cảnh sát phát hiện cái đầu và thân thể bị cắt đứt của Suzanne Degnan. Sau cuộc săn lùng toàn thành phố, cảnh sát đã bắt giữ William Heirens. Mặc dù Heirens bị tòa kết án là có tội, nhưng vẫn có nhiều suy đoán về việc liệu hắn ta có thực sự là thủ phạm hay không.
Con tin cầu xin chồng hãy trả tiền chuộc
Năm 1988, bà Annie Laurie Hearin (72 tuổi) – vợ của Robert Hearin, chủ công ty phân phối Mississippi Valley Gas Co. – bị tấn công và bắt cóc tại nhà. Trong quá trình điều tra ban đầu, cảnh sát tìm thấy một lá thư đánh máy đòi tiền chuộc.
Thay vì trả tiền, Robert đã công khai thông tin về sự mất tích của vợ mình. Sau đó, ông nhận thêm lá thư thứ hai, lần này được cho là từ Annie:
Bob, nếu anh không làm theo những gì mà chúng muốn, thì chúng sẽ nhốt em trong hầm của căn nhà này chỉ với vài bình nước. Làm ơn hãy cứu em. Annie Laurie.
Ngay cả khi trả hết tiền chuộc, ông cũng không bao giờ gặp lại vợ mình. Năm 1990, cảnh sát bắt giữ Newton A. Winn và kết án hắn ta về âm mưu liên quan đến vụ của Hearin.
Kẻ bắt cóc đòi 70.000 USD để trả đứa bé về
Năm 1932 là thời điểm xảy ra một trong những vụ bắt cóc trẻ em lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến. Con trai của phi công nổi tiếng Lindberghs chỉ mới 2 tuổi khi bị bắt khỏi nhà, kèm theo một mảnh giấy yêu cầu 50.000 USD để đổi lấy đứa trẻ.
Trong tờ giấy chúng cũng không quên đe dọa: “Tụi tao cảnh cáo mày không được công khai thông tin này ra hoặc báo cảnh sát. Đứa trẻ đang được chăm sóc đặc biệt.”
Nhóm bắt cóc gửi hàng loạt những lá thư đe dọa khác với số tiền chuộc lên tới 70.000 USD. Sau khi nhận được tiền, chúng nói với Lindberghs rằng con trai của ông đang ở trên một con tàu tên là The Nelly. Sau đó, các nhà điều tra phát hiện thi thể Charlie cách biệt thự Lindbergh chưa đầy một dặm. Họ tin rằng cậu chết ngay trong đêm bị bắt cóc.
Người chồng chi trả 1 triệu USD để vợ được thả
Năm 1972, những kẻ tấn công nặc danh đã bắt cóc bà Virginia Piper, vợ của CEO công ty đầu tư Piper. Giấy đòi tiền chuộc khiến chồng bà Virginia phải đi thu gom khắp nơi để lấy đủ 1 triệu USD đổi lại sự trở về của vợ. Theo yêu cầu trên giấy, nếu người giao tiền làm sai bất kì bước nào thì bà Virginia sẽ bị .
Sau khi Bobby gửi tiền, nhóm bắt cóc đã thả Virginia ra khỏi một cái cây mà bà bị xích ở đó trong hai ngày liền. Mặc dù cảnh sát từng bắt được hai đối tượng có liên quan đến vụ bắt cóc, nhưng chưa có kẻ nào vào tù vì tội ác này.
Cặp đôi lên kế hoạch bắt cóc em họ
Năm 1923, Nathan Leopold và Richard Loeb lên kế hoạch bắt cóc một đứa trẻ nào đó để kiếm tiền, sau đó sẽ giết chết trong xe và vứt cái xác. Chúng quyết định chọn người em họ của Loeb là Bobby Franks (14 tuổi). Cả hai nghĩ ra một loạt các bước mà gia đình giàu có của cậu bé sẽ phải thực hiện để trả khoản tiền chuộc 10.000 USD.
Leopold và Loeb dùng chiếc máy đánh chữ mà chúng trộm được để gõ tờ giấy tống tiền, kết thúc bằng câu “Đây là cơ hội duy nhất để tìm ra con trai các người.” Ngay sau đó, cuộc điều tra của cảnh sát đã nhắm đến Leopold và Loeb đầu tiên, vì chính quyền Chicago tìm thấy cặp kính của Leopold gần thi thể Bobby.
Vụ bắt cóc hoa hậu nhí nổi tiếng JonBenét Ramsey
Dù mới 6 tuổi nhưng cô bé JonBenét Ramsey đã nổi danh khắp nước Mỹ với nhiều danh hiệu hoa hậu nhí bởi vẻ ngoài ngây thơ xinh đẹp như một thiên thần.
Thế nhưng, vào một buổi sáng định mệnh năm 1996, mẹ JonBenét phát hiện ra bức thư tống tiền dài 2 trang rưỡi trên cầu thang nhà bếp, đòi 118.000 USD để chuộc lại con gái. Chúng viết rằng:
Bà cần rút 118,000 USD từ tài khoản. Trong đó 100.000 USD tờ 100 USD và 18.000 USD còn lại bằng tờ 20 USD. Hãy chắc chắn rằng bà mang theo chiếc vali với kích cỡ phù hợp khi đến nhà băng. Lúc về nhà, hãy bỏ tiền vào một cái túi giấy màu nâu. Tôi sẽ gọi cho bà từ 8 đến 10 giờ sáng ngày mai để hướng dẫn đưa tiền. Việc này sẽ rất mệt mỏi nên tôi khuyên bà nên nghỉ lấy sức trước đi.
Ngày hôm sau, cha JonBenét phát hiện con gái ở ngay dưới tầng hầm gia đình. Cho đến nay vụ án đau lòng của cô bé hoa hậu nhí nổi tiếng JonBenét vẫn còn là một bí ẩn lớn.
Một con chim từng bị bắt cóc tống tiền
Ngày 20/2/2015, một kẻ nào đó đã bắt cóc chú vẹt xám Châu Phi của Cara Cosson, tên JoeJoe, tại nhà riêng của cô ở Bedfordshire, Anh. Hắn để lại một tờ cắt dán giấy đòi tiền chuộc :
Cosson đề nghị trả hơn 2.000 USD để chuộc lại con chim. Mặc dù chính quyền Bedfordshire đã bắt giữ nghi phạm đầu tiên liên quan đến vụ bắt cóc, nhưng tòa án không đưa ra được kết luận nào. Cảnh sát không bao giờ tìm lại được JoeJoe cho Cosson.
Comments