in

Ghê rợn cảnh sĩ quan Nhật thi tài kiếm thuật bằng cách chém người Trung Quốc

Húc Nhật Kỳ – quân kỳ của Nhật Bản trong Thế Chiến, đối với người Trung Quốc, nó chỉ gợi lại những ký ức đẫm máu.

Vào tháng 12 năm 1937, quân đội hoàng gia Nhật Bản với tư tưởng bành trướng đại Đông Á đã đánh chiếm thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. Trong 3 tháng đóng quân tại đây, phát xít Nhật đã gây ra nhiều tội ác phi nhân tính, bao gồm cướp bóc, cưỡng hiếp, giết người. Khi đã chán chê, các sĩ quan Nhật bắt đầu nghĩ ra những trò “giải trí” cảm giác mạnh.

Chân dung Noda và Mukai, hai sĩ quan Nhật máu lạnh đã dùng mạng người để thi thố tài năng.

Hai viên sĩ quan Nhật Bản là Toshiaki Mukai Tsuyoshi Noda tiến hành các cược với nhau xem ai là người dùng kiếm nhanh nhất và chặt được 100 đầu người trong một khoảng thời gian nhất định. Được biết kiếm sĩ Nhật có môn võ gọi là Iaido, luyện kỹ năng rút kiếm và chém thật nhanh, ai có năng lực càng cao thì chém người càng hiệu quả.

Báo chí Nhật cũng không thể che giấu tội ác của hai gã sĩ quan độc ác, các nhà báo Nhật cũng mạnh mẽ lên án sự tàn ác của chủ nghĩa quân Phiệt.

Kết quả của cuộc thi chém người Mukai thắng cuộc vì chém được 106 người, còn Noda theo sau khi chém được 105 người, tổng cộng đã có 211 người Trung Quốc vô tội lìa đời trong chốc lát chỉ để 2 sĩ quan Nhật “phân tài cao thấp”. Câu chuyện bi thảm này được biết đến là nhờ tờ báo Tokyo Nichi Shimbun (Tokyo Nhật Báo, hay còn gọi là Mainichi Shimbun).

Ngày 13 tháng 12 năm 1937, trên trang nhất báo Mainichi Shimbun đăng ảnh của hai viên sĩ quan độc ác nọ với tiêu đề: Cuộc thi xem ai dùng kiếm chặt được 100 đầu người Trung Quốc nhanh nhất. Đến năm 1971, sự kiện này mới được báo Asahi Shimbun đăng lại.

Về sau, người nhà của hai sĩ quan Mukai và Noda đã đâm đơn kiện những tờ báo trên vì đưa tin “xúc phạm danh dự” đối với quân nhân Nhật Bản. Trong khi xét xử, nhà báo Kasuiti Honda của Asahi Shimbun (người bị kiện vì đã viết bài vạch trần tội ác trên) nói:

“Cuộc thi chém người” là sự kiện lịch sử không thể phủ nhận mà quân đội Nhật đã gây ra. Một vài người vẫn cố tình làm ngơ trước sự xâm chiếm thành phố Nam Kinh cũng như các thảm họa diễn ở thành phố này từ năm 1931 đến năm 1945.”

Cuối cùng, tòa đã bác đơn kiện các tờ báo vì những tội ác của sĩ quan quân phiệt Nhật là không thể chối cãi.

Thanh gươm mà Toshiaki Mukai đã sử dụng trong vụ thảm sát 100 người. Hiện được lưu giữ trong Nhà tưởng niệm chiến dịch chống Nhật ở Thượng Hải.

Về phần hai sĩ quan Toshiaki MukaiTsuyoshi Noda, sau khi chiến tranh kết thúc và quân bại trận, họ phải chịu xét xử bởi tòa án quân sự Nam Kinh vào năm 1947, cả hai thừa nhận tội ác đã gây ra và bị xử tử hình ngay sau đó.

Bất kể những kẻ thủ ác đã phải đền tội, ngày nay người Trung Quốc vẫn vô cùng căm hận khi nhắc đến thảm sát , sự kiện này được xem thảm họa diệt chủng chống lại nhân loại, cũng là một trong những chương đen tối nhất của lịch sử loài người.

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

9 bẫy giết người ấn tượng nhất trong loạt phim kinh dị ‘Saw’, mỗi lần nhắc lại khán giả vẫn thấy rùng mình

Đi tìm ý nghĩa của 10 cái tên thương hiệu danh tiếng nhất (P.2)