in

Chấy trên đầu thì thường rồi, vậy còn chấy sống trên lông mi thì sao?

Khi nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng và một cây mascara không còn được trọng dụng, việc nối mi sẽ trở nên ngày càng phổ biến hơn. Ai mà không thích một đôi lông vừa cong vừa dày cơ chứ? Tuy nhiên, tốt hơn hết chị em phải cân nhắc về vấn đề vệ sinh trước khi quyết định tiến vào salon làm đẹp thường xuyên bởi cái giá phải trả có khi còn đắt hơn cả tiền làm mi đấy.

Sở hữu một đôi mi vừa dày vừa cong là ước mơ của không ít chị em phụ nữ. Nhưng điều này đã vô tình làm lu mờ đi sự cảnh giác về những rủi ro của nó.

Tại Vương quốc Anh, một số chuyên gia về mắt cho biết họ đã gặp phải một số ca bệnh với sự cố trên lông mi và có khả năng là bị viêm da do Demodex. Trang ABC7 đã đưa ra lời khuyên tới các chị em thường xuyên nối mi rằng họ cần nhớ thử xem lần cuối mình làm sạch đôi mi là khi nào bởi điều này có thể dễ dàng dẫn tới sự phát triển của các loại vi khuẩn.

Các triệu chứng của căn bệnh viêm da do Demodex bao gồm cảm giác ngứa ngay, sưng đỏ hoặc bị viêm. Giống như chấy sống trên tóc, chấy trên lông mi sống bằng những phân tử nhỏ của phần lông nhiều dầu trên mi và có thể lây từ người sang khác người bằng cách nhảy qua cực kì đơn giản.

Tiến sĩ Sairah Malik chia sẻ với trang ABC7 rằng vi khuẩn sẽ trở nên vô cùng khỏe mạnh nếu lông mi không được vệ sinh cẩn thận và giữ sạch mí mắt là vô cùng cần thiết với những người đã từng nối mi.

Một điểm chung giữa những người đã từng nối mi đó là họ sợ việc phải sờ vào lông mi hay thậm chí là rửa sạch nó vì lo rằng lông mi được nối vào sẽ rụng ra.

Chúng tôi cho rằng sữa rửa mặt với tinh chất của cây chè xanh là một lựa chọn nên được ưu tiên. Bất kì loại sữa rửa mặt nào làm từ cây chè đều phù hợp để sử dụng hàng ngày.

Ngoài ra, tiến sĩ Sairah cho rằng sẽ tốt hơn nếu để cho mí mắt được nghỉ sau một thời gian nối mi.

Năm ngoái, một người phụ nữ tên Ashley đã chia sẻ câu chuyện của mình với trang WFTV9 cùng lời cảnh tỉnh đối với những ai đang có ý định chưa rõ ràng với việc nối mi.

Vào một buổi sáng, Ashley thức dậy với đôi mắt sưng tấy và khó chịu sau khi vừa tự nối mi vài lần. Sau khi xem kĩ mẫu lông mi của cô dưới kính hiển vi, tiến sĩ Keshini Parbhu tới từ Viện mắt Orlando đã xác nhận có loài chấy sống nhờ vào loại dầu trên lông mi.

Mặc dù chấy có khả năng sinh sống ở mọi vùng trên cơ thể nhưng vùng lông mi và lông mày là nơi chúng có khả năng sẽ tiến tới để sinh sản và gây ra nhiễm trùng.