in

Vụ án Mary Reeser bị thiêu sống và hiện tượng tự cháy ở người

­Vào ngày 2/7/1951, chủ căn hộ của Mary Reeser ghé ngang qua để đưa một bức điện tín. Rung chuông nhiều lần nhưng vẫn không thấy ai trả lời, bà quyết định dùng chiếc chìa khóa dự phòng để mở cửa. Nhận thấy tay nắm cửa nóng một cách bất thường, chủ nhà nhờ một số người hàng xóm phá cửa để lao vào. Cảnh tượng lúc đó thật khó tin: Cái ghế cháy rụi cùng với một chiếc chân rời ra. Quá hoảng sợ, họ liền gọi cho cảnh sát.

Mary Reeser được xác nhận là đã qua đời trong một , nhưng điều làm cho vụ án này lạ lùng chính là hiện trường, căn phòng của Mary Reeser. Để cơ thể của bà có thể bị cháy rụi hoàn toàn đến mức chỉ còn lại một bên chân, ngọn lửa phải đạt đến nhiệt độ 1,600 độ C và phải cháy liên tục trong vòng 3 đến 4 tiếng đồng hồ.

Nhưng ngoài chiếc ghế mà Mary Reeser đang ngồi lúc cơ thể bà bị cháy, dường như đồ đạc xung quanh bà vẫn ổn. Trên trần nhà có một số vết đen do bồ hóng và khói, nhưng dưới sàn nhà thì không có dấu vết gì. Những công tắc và ổ cắm làm bằng nhựa thì bị chảy một chút, nhưng ổ điện bên trong thì vẫn còn nguyên và hoạt động bình thường. Những cây nến gần bên cửa sổ bị cháy hết phần sáp, trong khi lõi nến vẫn còn. Một chồng báo gần nạn nhân cũng không bị cháy. Và mặc dù có một ngọn lửa dữ dội như vậy bùng lên trong phòng của Mary Reeser, những người hàng xóm có vẻ như không biết gì.

Từ những chi tiết bí ẩn này của vụ án, cảnh sát cho rằng Mary Reeser là nạn nhân của hiện tượng tự cháy ở người, được miêu tả là hiện tượng khi nạn nhân bị phóng hỏa do xảy ra bên trong cơ thể mà không có bất kỳ tác nhân kích thích hay nguồn nhiệt nào từ bên ngoài. Những ca tự cháy ở người đã được ghi lại từ năm 1663, nhưng không phải nhà khoa học và điều tra pháp y nào cũng bị thuyết phục.

Vào đêm giáng sinh năm 1885, tại ngôi làng nhỏ Seneca, một người phụ nữ tên Matilda Rooney bỗng nhiên cảm thấy , không lâu sau đó bà qua đời. Ngọn lửa nhanh chóng thiêu rụi cơ thể bà, trừ hai bàn chân. Vụ việc này cũng còn thêm một nạn nhân nữa là chồng bà, Patrick, ông bị ngạt thở ở một căn phòng khác của ngôi nhà.

Vụ án cũng làm cho cảnh sát bối rối không kém. Không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy có kẻ đột nhập và phóng hỏa. Hai vợ chồng nhà Rooney tối đó chỉ đang ở nhà uống rượu thư giãn. Một người phụ việc ở đó vài tiếng trước cũng kể lại rằng ông không thấy có bất cứ điều gì khác thường ở hai vợ chồng cũng như căn nhà. Thêm nữa là việc không có nguồn lửa nào được tìm thấy tại hiện trường. Mặc dù ngọn lửa mạnh đến mức thiêu rụi gần hết cơ thể Matilda nhưng đồ đạc xung quanh bà vẫn ổn. Ngọn lửa như bắt nguồn từ cơ thể của Matilda và chỉ ở yên đó mà không lan đi đâu hết.

Ngoài hai vụ án nổi bật này ra, đã có khoảng 200 vụ hỏa hoạn khác được cho là do hiện tượng tự cháy ở người, với vụ án sớm nhất được ghi lại vào năm 1470, nạn nhân là Polonus Vorstius đã tử vong vào sáng sớm sau một đêm đi uống với những người bạn. Vụ án này được ghi lại bởi nhà toán học và bác sĩ Thomas Bartholin. Còn vụ án gần đây nhất là vào năm 2010, nạn nhân là Michael Faherty đã qua đời trong phòng khách gia đình mặc dù nội thất xung quanh vẫn gần như còn nguyên vẹn.

Hiện tượng này nổi tiếng đến mức nó cũng xuất hiện trong những trang sách của các tác giả như Herman Melville và Nikolay Gogol. Vào năm 1853, nhà văn nổi tiếng người Anh Charles Dickens đã cho xuất bản cuốn sách Bleak House, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, phơi bày những uẩn khúc của hệ thống công lý nước Anh. Trong tác phẩm này, nhà buôn vải Krook đã qua đời khi bỗng dưng bị thiêu rụi mà không ai có thể giải thích nguyên nhân. Với chi tiết này, Charles Dickens đã bị nhiều người chỉ trích vì truyền bá sự mê tín và những suy luận vô căn cứ.

Nhưng liệu hiện tượng
tự cháy ở người có thật không?

Sau khi những vụ án đầu tiên được điều tra kĩ càng hơn, một số giả thuyết đã được đặt ra. Đa số các nạn nhân trước khi bị phóng hỏa đều đã dùng các chất kích thích có cồn, điều này khiến nhiều người tin rằng nồng độ cồn kết hợp với khí gas trong cơ thể có thể là nguồn lửa, và ngọn lửa từ đó sẽ cháy qua các mô mỡ trong cơ thể, dẫn đến nhiệt độ cao không kiểm soát. Nhưng pháp y hiện đại không nghĩ thế. Ngay cả trong những chai nhất vẫn cần một nguồn lửa từ bên ngoài mới có thể gây cháy.

Đến thế kỉ 20, chuyên gia pháp y để ý đến hiệu ứng bấc nến, quần áo nạn nhân đang mặc cùng với lớp dầu trên cơ thể tạo thành cái bấc nến thiêu cháy cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn. Một số thí nghiệm đã cho thấy những ngọn lửa kiểu này rất thường thấy ở hiện tượng cơ thể người tự cháy. Nhưng để đạt được hiệu ứng này, vẫn cần phải có một nguồn lửa từ bên ngoài, là một nguồn lửa nhỏ như điếu thuốc, tĩnh điện từ chiếc thảm, hoặc là một que diêm.

Đến đây, những nhà
điều tra lại vào cuộc. Một người hàng xóm đã để ý rằng buổi tối trước án mạng của
bà Reeser, bà đang cầm trên tay một điếu thuốc, và điếu thuốc này có thể là thứ
đã kích hoạt hiệu ứng bấc nến: Bà ngủ quên, để rơi điếu thuốc xuống chiếc váy
ngủ dài thượt và đã vô tình kích hoạt hiệu ứng bấc nến.

Nhưng nếu mọi chuyện có thể được giải thích như thế thì vẫn còn một vài câu hỏi chưa được trả lời: Để cơ thể có thể bị cháy rụi hoàn toàn như trong trường hợp của bà Reeser hay Matilda, ngọn lửa phải đạt hơn 1600 độ C và cháy liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ. Một ngọn lửa như vậy chắc chắn sẽ phải kéo theo đồ đạc, nội thất xung quanh nạn nhân. Nhưng ở cả hai trường hợp, không có bất cứ tổn thất đáng kể nào ngoài cơ thể của nạn nhân.

Hơn thế nữa, việc cơ thể bị cháy ở nhiệt độ cao như vậy cũng phải khiến nạn nhân phiền lòng chứ? Ngay cả khi ngủ quên thì sẽ không ai có thể bỏ qua việc cơ thể mình đang bốc lửa. Nhưng trong đa số các trường hợp, nạn nhân đều không cầu cứu gì cả. Những người hàng xóm xung quanh phòng của Mary Reeser cũng không để ý có gì lạ ngoài mùi khói lúc 5 giờ sáng.

Đã gần 70 năm kể từ cái chết của Mary Reeser, cùng với nhiều trường hợp được ghi lại khác. Vậy nguyên nhân có thật sự là do hiện tượng tự cháy ở cơ thể người? Hay là còn điều gì bên trong cơ thể mà chúng ta vẫn chưa thể khám phá ra?