in

Những thí nghiệm rùng rợn trong lịch sử, kinh hoàng hơn cả là cắt dây thần kinh não để ‘chữa bệnh đồng tính’

Hoạt động và suy nghĩ của loài người rất phức tạp và ẩn chứa nhiều bí ẩn mà ngay chính bản thân chúng ta cũng không ngờ tới, việc khám phá điều đó dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Dưới đây là danh sách những thí nghiệm được cho là nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của những người tham gia nghiên cứu về tâm lý hành vi và cơ thể của nhân loại.

Thí nghiệm nhà tù Stanford

Đây là nghiên cứu được thực hiện tại đại học Stanford từ ngày 14-20 tháng 8 năm 1971 bởi giáo sư tâm lý học Philip Zimbardo. Thí nghiệm tập trung quan sát, theo dõi sự biến đổi trong hành động của các sinh viên khi nhập vai thân phận tù nhân và lính gác. 

Trong những ngày đầu các tù nhân đã tỏ thái độ chống đối, khó chịu với cai ngục. Sau đó cai ngục đã phản ứng lại khi sử dụng nhiều phương pháp ép buộc tù nhân chịu sự tra tấn về mặt tâm lý như: gọi tù nhân bằng số, bắt hít đất, đại tiểu tiện trong thùng và không cho đổ đi, thậm chí là la hét, chửi rủa, bắt trói và ép tù nhân khỏa thân. Nhiều tù nhân bị ngược đãi đã quay sang tấn công người khác khi họ ngăn chặn sự đối xử bất công của cai ngục.

Hai trong số những tù nhân đã xin được rời khỏi cuộc nghiên cứu từ sớm và thí nghiệm này sau 6 ngày thì đã bị yêu cầu dừng lại vì bị đánh giá là phi đạo đức.

Morgan Spurlock và bữa ăn McDonald’s

Năm 2004, bộ phim tài liệu Super Size Me phát sóng với một thí nghiệm gây sốc cho công chúng khi thử nghiệm về thức ăn nhanh. Cụ thể quý ông Morgan Spurlock đã thực hiện nghiên cứu chỉ ăn thức ăn nhanh McDonald’s trong vòng 30 ngày liên tiếp từ 01/02/2003 đến 02/03/2003.

Năm ngày sau thí nghiệm Spurlock trở nên lờ đờ và khoảng 20 ngày sau thì tim anh bị đập nhanh. Cơ thể của Spurlock bị biến dạng, anh đã tăng 11,1 kg, cơ thể béo lên 13%, lượng cholesterol cũng tăng theo khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, rối loạn chức năng tình dục và tâm trạng thay đổi. Thí nghiệm của Morgan Spurlock chỉ ra tác hại của thức ăn nhanh lên cơ thể con người kinh khủng ra sao.

Nhà khoa học sống trong hang và trở nên điên loạn

Năm 1962, nhà địa chất học người Pháp Michel Siffre đã quyết định tiến hành thử nghiệm trên chính cơ thể mình khi sống dưới một sông băng ngầm tại thành phố Nice, Pháp trong hai tháng. Ông sống ở đó 63 ngày trong tình trạng không có đồng hồ, lịch hay ánh sáng Mặt Trời, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài và kết quả thu được là xác nhận cơ thể con người chuyển dần sang nhịp sống 25 giờ/ngày.

Sau đó, ông tiếp tục tham gia vào thí nghiệm sống trong hang động ở Texas với đầu được cấy vào thiết bị đo điện não đồ. Thời gian đầu mọi thứ vẫn diễn ra bình thường nhưng rồi sau 79 ngày, Siffre bị trầm cảm nặng, ông trở nên phát điên và có ý định muốn tử tự. Cuộc thí nghiệm đã ngừng lại để cứu chữa cho Michel Siffre.

Vũ khí sinh học lây lan dịch bệnh

Năm 1948, chính quyền Liên Xô đã bí mật tiến hành thử nghiệm vũ khí sinh học tại đảo Vozrozhdeniya. Dự án tuyệt mật này được gọi là Aralsk-7, có mục tiêu là tạo những mầm bệnh nguy hiểm lây lan mạnh, át cả thuốc kháng sinh hay vacxin phòng ngừa. 

Aralsk-7 thu hút hơn 50.000 người tham gia tại 52 cơ sở nằm khắp lãnh thổ Liên Xô. Trong vòng 40 năm, cuộc thí nghiệm đã tạo nên mầm bệnh đậu màu, dịch hạch, bệnh than… Mầm bệnh than được sản xuất trong cơ sở Compound-9, thuộc thành phố Sverdlovsk (nay là Yekatarinburg). Năm 1972, Liên Xô đã sử dụng kĩ thuật di truyền học phân tử để biến mầm bệnh thành vũ khí sinh học, có sức hủy diệt khủng khiếp. Đến năm 1979, dịch bệnh than bùng phát tại Sverdlovsk và cướp đi sinh mạng của ít nhất 64 người.

Thử nghiệm quái vật

Một thí nghiệm vô nhân đạo được gọi là The Monster Study (Cuộc nghiên cứu quái vật) diễn ra vào năm 1939 do Wendell Johnson, đại học Iowa thực hiện. 22 đứa trẻ mồ côi, trong đó có 10 trẻ bị mắc chứng nói lắp đã được đưa vào tiến hành thí nghiệm. Các em được phân làm 2 nhóm, nhóm 1 áp dụng hình thức tán dương, khuyến khích và nhóm 2 là phương pháp trừng phạt mỗi khi mắc lỗi.

Sau 6 tháng, những đứa trẻ bị trừng phạt đã chịu ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe tâm lý. Nghiên cứu bị chỉ trích vì thực hiện thí nghiệm trên trẻ em, tạo nên hệ lụy trong đời sống tinh thần sau này của những đứa trẻ.

Trị liệu chữa bệnh đồng tính

Liệu pháp gây ác cảm là một trong những thí nghiệm gây tranh cãi và được cho là tàn ác về việc chữa bệnh đồng tính vào thập niên 50 và 60. Thời kỳ đó người đồng tính bị xem là bệnh nhân tâm thần.

Phương pháp chữa bệnh là cho những người đồng tính uống các loại hóa chất khiến họ buồn nôn khi nhìn vào ảnh của người yêu đồng giới. Hoặc là sử dụng cách trị liệu gây sốc điện, bệnh nhân sẽ bị điện giật khi xem phim khiêu dâm đồng tính hay nhìn vào các hình ảnh người chuyển giới.

Một số người đồng tính khác còn phải chịu phương pháp lobotomy là phẫu thuật mở não. Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ trong hộp sọ bệnh nhân, rạch vào thùy não rồi cắt đứt dây thần kinh kết nối khu vực điều khiển suy nghĩ với các vùng khác của não. Từ đó, bệnh nhân sẽ ngừng suy nghĩ về các vấn đề đồng tính.