in

Tại sao mái các cung điện Tử Cấm Thành hơn 600 năm vẫn sạch dấu phân chim?

Cố cung – Tử Cấm Thành Bắc Kinh là một trong các công trình kiến trúc, di tích văn hóa nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Thậm chí nếu bạn chưa có dịp đến thăm công trình này, nhiều khả năng bạn vẫn có cảm giác quen thuộc với nó, vì Tử Cấm Thành xuất hiện trên phim Trung Quốc nhiều lắm.

mai_ngoi_tu_cam_thanh_phim_cung_dau

(Nguồn ảnh: IMDb)
Nhu_Y_truyen
(Nguồn ảnh: guangyuanol)
Dien_Hi_Cong_Luoc
(Nguồn ảnh: ijq.tv)

Đây là một quần thể kiến trúc cực kỳ đồ sộ, với tổng diện tích 720.000 m2, gồm 800 cung và 9999 phòng, so với Tử Cấm Thành Huế triều Nguyễn với diện tích gần 95.000 m2… Để tham quan hết thành nội Huế bạn mất ít nhất hai ngày, vậy để đi hết Cố Cung Bắc Kinh cần mất bao nhiêu ngày đây?

tu_cam_thanh

Trông vậy mà rộng không tưởng

Một Tử Cấm Thành rộng lớn dường vậy, mà suốt hơn 600 năm kể từ khi xây dựng đến nay phần nóc vẫn không hề bị phân chim làm bẩn. Thật là khó tin. Không rõ người Trung Quốc đã làm cách nào bảo quản các cung điện này tốt đến vậy?

tu_cam_thanh_mai_cung_dien

Cố Cung Bắc Kinh với 9999 cung điện, bảo tồn nguyên trạng là một việc nan giải (Nguồn ảnh: weitushe)

Về vấn đề này, mới đây báo Trung Quốc đã đưa ra lí giải. Nguyên do khiến tường đỏ, ngói vàng trở thành thương hiệu của Tử Cấm Thành về độ bền và mới cùng thời gian ấy chính nhờ… tài năng của người thiết kế đã tạo một độ dốc đặc biệt cho lớp mái.

tu_cam_thanh_ngoi_vang

Nhìn kĩ thì phần mái ngói quả thực khá dốc(Nguồn ảnh: weitushe)

Độ dốc này vừa giữ tính thẩm mỹ cho thiết kế, vừa khiến các chú chim không thể trụ chân được lâu. Do vậy về cơ bản chim chóc muốn “hái hoa” trên đầu vua và các cung phi cũng là hoàn toàn bất khả.

Thêm nữa loại ngói lưu ly vàng sử dụng lát mái có bề mặt rất trơn láng. Cho dù là chim chóc bay qua vô tình “ném bom” trúng mái ngói thì thành phẩm cũng mau chóng bị trôi xuống đất khi mưa xuống.

tu_cam_thanh_nguyen_lieu

Tử Cấm Thành được xây dựng với những nguyên liệu quý nhất đương thời như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý phương Nam

Suốt 600 năm vẫn giữ được màu sắc, phong vị lẫn sự vệ sinh như vậy, cho dù chưa thể sánh với tượng Nhân Sư Ai Cập đứng vững hơn 4000 năm, cũng có thể coi là một thành tích đáng nể.

Chúng ta không thể quên một trong các kiến trúc sư tài năng tạo ra Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là , một người Việt Nam. Ông là tổng công trình sư xây dựng kiêm trùng tu Tử Cấm Thành vào thời vua Minh Thành Tổ Chu Đệ.

Phim tài liệu của Đức về thái giám Nguyễn An

Ngày nay, tại Trung Quốc lẫn Việt Nam, còn rất ít người nhớ và biết đến vị kiến trúc sư tài năng này. Thiết nghĩ tài hoa của Nguyễn An không những khiến người Việt có thể tự hào về trí tuệ phương Nam, mà còn đóng góp rất lớn cho toàn thể nhân loại, khi Cố Cung Bắc Kinh là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi vượt qua được thử thách của thời gian.

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Chú rể quyết định ‘sống thật’ với bản thân khi diện hẳn… váy cưới vào ngày trọng đại của mình

The Nun phiên bản drama: Hai bà sơ trộm 11 tỷ đồng của trường dòng để đi du lịch và bài bạc?