in

Cuộc thanh trừng Aktion T4 – Bước mở đầu cho kế hoạch diệt chủng của Đức Quốc Xã

Nhưng rất ít người biết rằng, trước khi Hitler triển khai kế hoạch dọn sạch người Do Thái của mình, thì những người Đức có được “dòng máu Aryan cao quý” như ông ta, đã phải chịu đựng một kế hoạch đáng sợ, mang tên cuộc thanh trừng Aktion T4.

Kế hoạch này về sau được liệt vào một trong những hình thức đầu tiên của diệt chủng. Nhưng khác với lý luận về huyết thống thuần khiết, thứ Hitler và quân đội của ông ta muốn diệt trừ, là những thanh thiếu niên bị nhận định rằng không phù hợp với đặc thù của một “chủng tộc ưu tú”.

Những thanh thiếu niên tàn tật, những người mắc bệnh tự kỷ, bệnh Down, thậm chí là những người bị động kinh đều sẽ được tập trung lại và bị loại trừ dần dần.

Trong trận đồ sát kéo dài gần 6 năm này, có khoản 300 ngàn người “unworthy of living (không xứng được sống)” bị nhốt trong các bệnh viện bị Đức Quốc xã chiếm lĩnh, bị bác sĩ và y tá dùng khí độc, chất độc độc chết, hoặc bị bỏ đói hay bị tra tấn đến chết. Trong số những người bị giết hại ấy, có hơn 5000 trẻ em.

Càng làm người ta lạnh sống lưng là trong số những kẻ thủ ác ấy, không ít là những bác sĩ y tá, vốn phải lấy nhiệm vụ cứu người làm thiên chức đời mình, lại quay sang trở thành đồng loã sát hại đồng bào với Hitler.

Đêm trước Giáng sinh năm 2005, bác sĩ tâm lý người Áo Heinrich Gross đã bình an đi hết cuộc đời mình. Trước khi qua đời, ông là một bác sĩ, một nhà nghiên cứu nổi tiếng và được hưởng vô số danh dự ở Áo, ông còn từng nhận được huân chương của chính phủ Áo.

Nhưng sau đó rất lâu người ta mới biết rằng, vị bác sĩ tâm lý đức cao vọng trọng ấy, là bác sĩ chủ nhiệm của bệnh viện Am Spiegelgrund (AS) của Đức Quốc xã ở Viên.

Bệnh viện AS, là một trong những khu vực và cột mốc quan trọng trong kế hoạch Aktion T4 của . Ở nơi này, có 789 đứa trẻ bị mắc các tật bệnh khác nhau, đã bị bị các bác sĩ và y tá Đức Quốc xã xử quyết. Trong số đó không ít những đứa trẻ bị Heinrich Gross ký lệnh giết chết, thậm chí ông ta còn tự mình chấm dứt ít nhất 9 sinh mệnh nhỏ.

Vào khoảng năm 1939, Hitler và các cấp dưới của mình đã bàn bạc để đi đến quyết định “tiêu diệt” tất cả những người tàn tật “không đáng còn sống”, với lý do là những người này đã chiếm lĩnh quá nhiều tài nguyên xã hội, gây ra tình trạng không có đủ giường và trang thiết bị y tế phục vụ cho quân đội của Đức Quốc xã khi cần thiết. Huống hồ tàn tật là tội lỗi của những người này, họ cần phải bị thanh trừng sạch sẽ.

Nhưng vì lo lắng kế hoạch này của mình sẽ bị dị nghị, Hitler không chính thức ban bố mệnh lệnh, mà lặng lẽ trao quyền cho các thuộc hạ triển khai hành động. Kế hoạch thanh trừng Aktion T4 cứ thế ra đời, các binh lính của Đức Quốc xã lấy danh nghĩa trị liệu, tập hợp những trẻ em dưới 16 tuổi có dị tật bẩm sinh hoặc sức khoẻ không được tốt, đưa vào trong các bệnh viện, phòng khám để thống nhất chữa trị.

Một trong những thuộc hạ đắc lực nhất của Hitler – Erwin Jekelius – người có lượng kiến thức y học tương đối phong phú, được toàn quyền phụ trách kế hoạch xây dựng hệ thống nhi đồng đặc biệt này. Ngay sau khi nhận lệnh, Erwin Jekelius bắt đầu chọn lựa chiếm lĩnh các bệnh viện độc lập và bắt đầu tuyển dụng bác sĩ, y tá.