Nhà khoa học và họa sĩ người Ý nổi tiếng Leonardo da Vinci có thể đã từng có vấn đề về thị lực. Nghiên cứu gần đây cho thấy hai mắt của ông không di chuyển theo cùng một hướng, và lâm sàng căn bệnh này được gọi là “lé”. Có thể chính vì thế mà Leonardo có khả năng nắm bắt và đem không gian ba chiều lên một tấm vải vẽ rực rỡ đến như vậy.
Nếu chuyện này là sự thật thì Leonardo có vẻ như còn đang may mắn hơn so với các nghệ sĩ đương thời. Một số người như Rembrandt, Durer, Degas và Picasso, cũng có thể đã mắc bệnh lác, dựa trên dữ liệu phân tích mắt trong những bức chân dung tương ứng của họ.
Vì căn bệnh thường có khuynh hướng kiềm nén con mắt bị lệch, nên việc chuyển đổi từ tầm nhìn một mắt sang tầm nhìn bình thường là một điều hết sức dễ dàng. Nhờ đó mà da Vinci có được lợi thế trong sáng tạo nghệ thuật.
“Hãy thử nhắm một mắt lại. Thế giới sẽ trông phẳng hơn. Nhờ đó mà khả năng dịch chuyển không gian vào một tấm vải vẽ cũng dễ dàng hơn rất nhiều”.
Christopher Tyler, nhà nghiên cứu thị giác tại Đại học London, giải thích.
Tyler đã kiểm tra chặt chẽ tổng cộng sáu bức chân dung và chân dung tự họa (hai tác phẩm điêu khắc, hai bức tranh sơn dầu và hai bức phác thảo) của Leonardo để đưa ra tỉ lệ hình tròn xung quanh đồng tử, tròng đen và mí mắt cho ra vị trí tương đối của chúng. Và những con số cho ra được phù hợp với chẩn đoán về tật lé mắt.
Có rất ít bức chân dung còn tồn tại đến tận bây giờ của Leonardo, nhưng Tyler cho rằng bất kỳ một bức chân dung nào cũng có thể phản ánh sự xuất hiện của người nghệ sĩ ở một mức độ nào đó.
“Linh hồn, là thứ điều khiển tay của người họa sĩ, và làm cho anh ta tự tái tạo lại bản thân mình. Nó chính là cách tốt nhất để miêu tả một con người.”
Leonardo nhận xét trong bức Codex Atlanticus của mình.
Tuyên bố này cũng là phần nào đang nói về chính Leonardo da Vinci, thể hiện rõ nhất trong bức Người Vitruvian hoặc bức Salvator Mundi vừa được khôi phục gần đây (bức tranh được bán vào tháng 11 năm ngoái tại Christie với giá kỷ lục là hơn 10 nghìn tỷ VND).
Khuôn mặt của Leonardo
Cho dù tất cả những ví dụ đưa trên đều được dựa trên hình ảnh thực tế của Leonardo thì nó cũng chỉ là những suy luận mang tính chủ quan.
Do đó, không khỏi sinh ra những hoài nghi. Các học giả về nghệ thuật không đồng ý về con số những bức tranh còn tồn tại. Chính Kenneth Clark cũng cho rằng chỉ còn một tác phẩm và đó là bức tranh phấn vẽ Leonardo lúc về già.
Tuy nhiên các học giả vẫn còn hoài nghi về nhận định này. Họ cho rằng ông già trong bức tranh phải già hơn ít nhất mười tuổi so với Leonardo vào thời điểm đó. Có thể đó là bức chân dung của bố hoặc chú của Leo chẳng hạn (nhưng cũng nhiều nghệ sĩ cùng thời đã nhận xét rằng Leo có ngoại hình già hơn so với tuổi thật của mình).
Nhà sử học đương đại Vasari từng khẳng định rằng David của Verrocchio được mô phỏng dựa trên Leonardo thời trẻ, bức tượng được chính tác giả đề cao như một người có vẻ đẹp thể chất xuất sắc. Vì Leonardo là học việc của Verrocchio vào thời điểm đó, nên sẽ là bình thường nếu ông được làm mẫu cho một tác phẩm điêu khắc.
Tyler cũng hoàn toàn đồng ý về nhận định này, mặc dù anh có thừa nhận rằng chúng ta cần phải so sánh nhiều hơn để đạt được kết quả chính xác nhất.
“Các nhà phê bình nghệ thuật thậm chí còn không đồng ý với nhau, vì vậy tôi chẳng ngại gì nếu biết rằng họ không đồng ý với mình.” Tyler nói. Vì vậy có lẽ trong một thời gian dài, anh vẫn sẽ tự tin với chẩn đoán về bệnh lé mắt của mình.
Comments