Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian xứ sở hoa anh đào có rất nhiều truyền thuyết về các loại . Mỗi loài yêu đều có một câu chuyện ly kỳ, đầy bí ẩn. Chúng thường sống ẩn dật trong rừng sâu và khi con người lạc bước vào đó khám phá sẽ đối mặt với nỗi sợ kinh hoàng, đánh đổi cả tính mạng.
Tuy nhiên, trong rừng sâu nước độc vẫn có loài yêu quái rất hiền từ dù hình dạng thì khiến ai nhìn đến cũng khiếp đảm. Loài yêu ấy có tên là Jinmenju.
Yêu quái hiền lành, luôn mỉm cười với con người
Theo ghi chép về truyền thuyết các loại Yokai (yêu quái) thì Jinmenju (Nhân Diện Thụ) là một loài thực vật kỳ lạ với thân cây cổ thụ và quả có hình dạng đứa trẻ mặt cười, thường mọc trong các thung lũng xa xôi ở phía nam Nhật Bản và Trung Quốc.
Jinmenju thường chín vào mùa thu, có vị chua ngọt giống với hương vị của cam hay quýt. Hạt của quả cũng có gương mặt với đầy đủ tai, mắt, mũi, miệng của con người. Thân cây cao từ 2 đến 10 mét, có bề ngoài giống cây sa kê với cành lá rậm rạp thường trĩu xuống.
Trên cây có quả mang gương mặt của loài người, chúng thường im lặng nhưng khi có bóng người ngang qua chúng sẽ cười khúc khích không ngừng, vang động cả núi rừng. Một số quả sẽ “cười tới bến” rồi nhận lấy kết cục là lìa khỏi cành và thối rữa dần.
Có một số dị bản thì còn truyền rằng Jinmenju còn có tóc và phân định giới tính nam nữ theo gương mặt người mà mỗi quả mang, chúng còn biết nói chuyện.
Jinmenju rất hiền và nếu ai đủ dũng cảm để nếm thử một trái đầu người thì sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngào của loài quả độc đáo này.
Nguồn gốc mang tính quốc tế
Nguồn gốc của Jinmenju được cho là bắt nguồn từ truyện dân gian Trung Quốc, chúng ta có thể thấy phiên bản khác của Jinmenju là cây Nhân Sâm trong phim Tây Du Ký.
Theo tác phẩm kinh điển Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân thì cây nhân sâm có miêu tả như sau:
3000 năm mới ra hoa, phải đợi thêm 3000 năm sau nữa mới kết quả. Muốn quả chín ăn được lại phải đợi thêm 3.000 năm nữa. Người nào có phúc được ngửi quả ấy một lần, sẽ sống được ba trăm sáu mươi tuổi; ăn một quả, sống mãi bốn vạn bảy nghìn (47.000) năm.
Bên cạnh đó, theo các học giả Jinmenju có nguồn gốc từ truyền thuyết Ấn Độ và Ba Tư. Cuốn bách khoa toàn thư Wakan Sansai Zue năm 1712 của một thầy thuốc ở Osaka biên soạn có viết rằng: Jinmenju có nguồn gốc trong thung lũng trên một hòn đảo phía Tây Nam, thuộc khu vực Ấn Độ Dương.
Hòn đảo đó được cho là đảo Waq-Waq, nơi có cây cây Waq-Waq luôn đâm hoa kết quả mang hình dáng con người, loài cây này từng được nhắc đến trong Nghìn Lẻ Một Đêm của Ba Tư.
Một số tài liệu khác miêu tả cây Waq-Waq mọc ở phía đông Ấn Độ, quả có hình cơ thể người hoặc đầu của các loài động vật.
Nguồn gốc về Jinmenju có rất nhiều dị bản và những câu chuyện xung quanh loài quả quái dị này luôn mang màu sắc , đầy mê hoặc với các yếu tố huyền bí, viễn tưởng.
Vì vậy mà Jinmenju trở thành nguồn cảm hứng tạo nên các câu chuyện, nhân vật độc dị trong nghệ thuật và văn học.
Comments