Trong giáo lý truyền thống, chiêm nghiệm về cái chết là một phần không thể thiếu trong thiền định. Chính Đức Phật đã nói rằng “cái chết người thầy vĩ đại nhất”, vì nó dạy chúng ta phải khiêm nhường, rũ bỏ những điều phù phiếm và lòng kiêu hãnh, phá vỡ mọi rào cản về đẳng cấp xã hội, tín ngưỡng và chủng tộc giữa người với người, vì tất cả chúng sinh cuối cùng đều đi đến cõi vĩnh hằng. Nhiều nền văn hóa Phật giáo thực hiện nghi lễ thiên táng (hay điểu táng), khi mà xác chết của con người bị bỏ lại ngoài trời, chẳng hạn như ở trên núi cao hay giữa rừng thẳm, để mặc cho động vật hoang dã ăn thịt. Điều này có vẻ rùng rợn và khủng khiếp đối với những người của các nền văn hóa và tôn giáo khác, nhưng đối với những người theo đạo Phật, thiên táng là một cách khác để nhìn nhận sự vô thường của kiếp người.
Cách nhìn nhận thực tế về chủ đề cái chết như vậy chính là khởi nguồn cho loại hình mỹ thuật Nhật Bản đầy hình ảnh máu me, rùng rợn và kén người xem gọi là kusozu, xuất hiện vào thế kỷ 13 và tiếp tục tồn tại cho đến cuối thế kỷ 19. Kusozu, có nghĩa là “bức vẽ 9 giai đoạn của một xác chết phân hủy”, miêu tả sự tuần tự của một xác chết, thường là nữ, bằng những chi tiết cực kỳ sinh động và nhạy cảm. Loại hình mỹ thuật gây sốc này đã xuất hiện thường xuyên trong hơn 500 năm ở các dạng lưu trữ khác nhau, bao gồm sách cuộn và sách in.
Một trong những sản phẩm sớm nhất cho loại hình mỹ thuật này là một cuốn sách cuộn xuất hiện vào thế kỷ 14, có tựa đề là Kusōshi emaki, mà tên khi được dịch ra tiếng Anh rất dài: “Sổ tay minh họa của bài thơ về chín giai đoạn phân hủy của xác chết”. Cuốn sách bao gồm 10 hình minh họa mô tả chín giai đoạn phân hủy bắt đầu bằng một hình ảnh một con người khỏe mạnh. Một phụ nữ tầng lớp quý tộc được xác định là một nữ thi sĩ thế kỷ thứ 9, Ono no Komachi. Trong bức tranh thứ hai, cô đã chết và được đặt trên sàn nhà và phủ một tấm chăn. Trong các bức tranh tiếp theo, cơ thể của cô ở ngoài trời, đang dần bị phân hủy và thối rữa cho đến khi tất cả thịt và xương còn lại đã bị động vật ăn sạch.
Xác chết của một trong 9 giai đoạn phân hủy. Mực và màu trên lụa, khoảng những năm 1870. Được cho phép sử dụng bởi Bảo tàng Anh.
“Mục đích của những tác phẩm này là để chứng minh những tác động của vô thường và vẻ trần tục của hình dạng cơ thể người, đặc biệt là nữ giới.” ông Gail Chin, tác giả bài The Gender of Buddhist Truth: The Female Corpse in a Group of Japanese Paintings trên tạp chí Japanese Journal of Religious Studies viết. “Những hình ảnh trong bức tranh được hòa chỉnh vào nhịp thiền của những tín đồ Phật giáo để khắc sâu một sự ám ảnh, khiếp hãi về cơ thể con người, đặc biệt là giới kia; để tăng ni, phật tử sẽ không bị xác thịt cám dỗ và nhận ra sự vô thường của cơ thể, đặc biệt là của chính họ, và từ bỏ nó.”
Trong Phật giáo, vượt qua ham muốn nhục dục là một bước cần
thiết để đạt được giác ngộ. Vì cơ thể phụ nữ là nguồn ham muốn của đàn ông, suy
ngẫm về một xác chết mục nát đã trở thành một liệu pháp gây ác cảm cho các nhà
sư. Không chỉ đàn ông, phụ nữ cũng được yêu cầu suy ngẫm về các khía cạnh xấu xí
của cơ thể họ.
Việc sử dụng xác chết của nữ giới làm công cụ để tự coi thường cơ thể của mình có một truyền thống lâu đời từ trong văn học Phật giáo thời trung cổ. Tuy nhiên, để miêu tả trực quan của chủ đề này mới chỉ có mỹ thuật Kusōzu đặc biệt của Nhật Bản.
Một số học giả hiện đại đã phân tích việc vẽ xác chết của nữ giới trong loại hình mỹ thuật kusōzu là minh chứng cho sự phổ biến của tính thù ghét phụ nữ trong tư tưởng Phật giáo Nhật Bản. Nhưng Gail Chin đã bác bỏ tuyên bố này bằng cách lập luận rằng, vì cơ thể phụ nữ cũng được sử dụng để dạy một trong những bài học quan trọng nhất của Phật giáo, nên chúng phải được coi là đại diện cho sự thật Phật giáo.
Comments