in

Rận ăn lưỡi: Loài ký sinh trùng ăn đầu lưỡi của vật chủ rồi tự mình thay thế

Nếu nói trên trái đất có loài sinh vật thần kì, ghê tởm, kì lạ, đáng sợ và khó tin nhất, thì đó chắc hẳn phải là loại ký sinh trùng này.

Đây là một chú cá hề rất xinh đẹp, nhưng tiếc rằng chú ta không phải là nhân vật chính ngày hôm nay, hãy nhìn vào miệng chú ta, bạn sẽ nhận ra bên trong còn có một sinh vật khác.

Sinh vật này được biết đến với tên khoa học là Cymothoa exigu, một loại giáp xác thuộc họ Chân Đều, hay còn được biết đến với tên rận ăn lưỡi.

Chỉ từ cái tên chắc chúng ta đều dễ dàng đoán được loài sinh vật này có tập tính thế nào rồi nhỉ?

Khi còn ở dạng ấu trùng, loại bọ này sẽ nhân lúc các chú cá nhà ta không chú ý ký sinh ở mang cá, hút máu ở khu vực này. Không chỉ thế, chúng còn là loài sinh vật lưỡng tính, sau khi từ thoát khỏi dạng ấu trùng chúng là giống đực, sau đó mới chuyển thành giống cái để tiến hành giao phối.

Chờ khi quá trình giao phối hoàn thành, con cái sẽ chui qua mang tai vật chủ, rồi lẩn vào trong khoang miệng, bám lên gốc lưỡi và hút sạch máu cũng như chất dinh dưỡng trong đầu lưỡi vật chủ, làm đầu lưỡi của vật chủ khô đi và tự động tróc ra khỏi miệng cá. Lúc này chúng sẽ bám lấy cuống lưỡi của cá và hoạt động như một cái lưỡi thật sự.

Sau khi thay thế đầu lưỡi thật của cá, một bên chúng sẽ hút
chất nhầy và máu của vật chủ để tồn tại, một bên khác chúng lại hoàn thành nhiệm
vụ của một cái lưỡi, giúp vật chủ ăn uống và hoạt động một cách bình thường nhất,
vật chủ sẽ hoàn toàn không cảm nhận được đau đớn hay khó chịu gì trong quá
trình bị loài sinh vật này ký sinh. Cũng từ đây quan hệ của chúng sẽ từ ký sinh
biến thành cộng sinh.

Loại sinh vật huỷ hoại khí quan trên cơ thể vật chủ sau đó
thay thế khí quan này mà không làm vật chủ phát hiện này, ở một gốc độ nào đó
mà nói thì cực kì đáng sợ. Quan hệ cộng sinh đặc biệt giữa loại rận ăn lưỡi và cá sẽ luôn là đề
tài thảo luận không có hồi kết của các nhà khoa học, bởi vì tính tới thời điểm
hiện nay, người ta chưa tìm được loài vật từ ký sinh chuyển thành
cộng sinh, vả lại còn có thể hoà hợp với vật chủ được như loài rận ăn lưỡi này.

Dù rằng là loài vật làm bất kì ai trong chúng ta cũng căm thù tận xương tuỷ, nhưng thực tế quan niệm thiện ác chủ quan của chúng ta sẽ không thể ngăn cản thiên nhiên dùng sự bao dung của mình để nhìn thẳng vào mỗi một sinh mệnh đang cố gắng tồn tại trên thế gian.

Hiện giờ rận ăn lưỡi phân bố rộng khắp các khu vực trên thế giới, không ít loài các loài cá nuôi và cá kiểng cũng từng gặp phải loài ký sinh trùng đáng sợ này, nhưng rất may là hiện nay chúng ta đã có thể giải quyết chúng một cánh nhanh chóng bằng việc phun nước muối lên người rận ăn lưỡi và dùng nhíp nhổ chúng ta khỏi người cá.

Nhưng một khi đầu lưỡi cá đã bị co rút tới mức nhất định, cách
tốt nhất không nên động vào rận ăn lưỡi nữa, bởi vì một khi rút rận ra khỏi người
cá, cá sẽ bị mất lưỡi và khi không có rận làm giúp công việc của lưỡi thì chẳng
mấy chốc cá sẽ chết.

Dù rận và cá đã đạt thành quan hệ cộng sinh thì cũng không cần
quá lo lắng, bởi vì loài rận này không chỉ hút máu vật chủ mà còn ăn một ít cặn
của thức ăn. Chỉ cần định kì
cho chúng ăn thì cá sẽ không quá gầy yếu, tuy nhiên nếu muốn cá trở về trạng
thái tốt nhất thì rất khó.

Có thể nói trừ việc làm suy giảm tuổi thọ và làm vật chủ ốm yếu hơn, thì loài ký sinh trùng này gần như “vô hại”.

Trong không hề thiếu loài sinh vật đi giữa ánh sáng và bóng tối như loài rận ăn lưỡi này, nhưng có một điều chúng ta không cách nào phủ nhận, đó là chính nhờ có sự tồn tại của những sinh vật thế này, mà tự nhiên càng đặc sắc hơn.

Sự tồn tại của bất kì nào cũng không hoàn toàn là đúng hoặc sai, cái quan trọng nằm ở góc độ bạn nhìn nhận chuyện này, để từ đó nhận rõ vẻ chân thực của tự nhiên và thế giới này