in ,

Vì nhiều lý do, động vật đôi khi cũng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình

Câu hỏi đó không phải là mới nhưng theo thời gian, cách chúng ta nhìn nhận về việc đã thay đổi. Một số chuyên gia tin rằng tự tử không phải là một lựa chọn khi ai đó muốn làm hại mình. Khi con người hoặc động vật trở nên căng thẳng đến mức gây tổn hại về tinh thần và thể chất, đó không còn là sự lựa chọn nữa mà là một phản ứng với các điều kiện xung quanh.

Những gì các nhà tâm lý học thấy ngày nay ở việc tự tử trong thế giới động vật là sự hy sinh, nơi con vật đang tự hủy hoại bản thân để cứu cả nhóm. Tuy nhiên, ở các trường hợp khác, trong đó tự tử dường như được điều khiển theo cảm xúc trái ngược với tình huống, tự tử ở động vật có thể là kết quả của sự mất cân bằng sinh học và bệnh suy nhược. Điều này cũng có thể dạy chúng ta nhiều sự tương đồng giữa con người và .

Gấu mẹ bị nhốt giết chết gấu con rồi tự tử

Vì nhiều lý do, động vật đôi khi cũng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình

Một đã giết chết chính con trai mình bằng cách đánh nó và sau đó tự tử tại một trang trại ở Trung Quốc. Các chi tiết tiết lộ về nguyên nhân làm cho gấu mẹ tự tử cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả. Hai mẹ con gấu đã bị sử dụng để lấy mật, và mọi người tin rằng gấu mẹ tự sát để bảo vệ con trai mình khỏi những năm tháng đau đớn vì bị rút mật.

Mật gấu thường được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc như một phương thuốc chữa các vấn đề về gan và túi mật. Trước những năm 1980, mật thường được chiết xuất từ ​​một con gấu đã chết sau khi săn được. Tuy nhiên bắt đầu từ những năm 1980, các trang trại mật gấu đã tìm ra cách để có nguồn cung mật không bao giờ cạn, đó là rút mật trong khi gấu vẫn còn sống.

Cách gấu bị đối xử trong quá trình nuôi nhốt cũng tồi tệ không kém. Một số con gấu phải khó khăn thở qua các lỗ nhỏ, số khác thì có ống thông. Chúng thường bị nhốt trong những chiếc lồng quá nhỏ đến nỗi cơ thể bị biến dạng chỉ để vừa với chiếc lồng.

Việc nuôi gấu lấy mật vẫn là hợp pháp ở , mặc dù đại đa số người dân Trung Quốc không đồng ý với điều này. Hy vọng công việc tàn nhẫn này sẽ sớm kết thúc vào một ngày nào đó. Đây là một ví dụ về việc động vật dùng đến các hành động cực đoan do bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh hoặc môi trường của chúng.

Rệp đậu là quả bom tự sát

Vì nhiều lý do, động vật đôi khi cũng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình

Khi bị một con bọ rùa đến gần, rệp đậu thực sự có thể trở thành một kẻ đánh bom tự sát. Nó tự phát nổ để đẩy bạn bè và gia đình của mình tránh xa bọ rùa và đôi khi giết chết được con bọ. Rệp đậu còn có thể phát nổ sau khi bị bọ rùa ăn thịt.

Nhưng đây không phải là cách duy nhất rệp đậu có thể tự sát. Là vật chủ ký sinh cho ong bắp cày, ong bắp cày non sẽ ăn rệp và sau đó giết chết nó. Nhưng rệp đậu có cách riêng của nó. Sau khi bị nhiễm , nó sẽ tự chui xuống đất để bị ăn, vì vậy chu kỳ ký sinh của ong bắp cày non sẽ gặp nguy hiểm dưới lòng đất.

1.500 con cừu nhảy xuống mỏm đá ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vì nhiều lý do, động vật đôi khi cũng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình

Năm 2005, một con cừu đã nhảy ra khỏi vách đá mà không ai biết tại sao. Có chăng nó đã chán kiếp làm cừu? Dù là thế nào đi nữa, những người nông dân đã phải theo dõi những con còn lại của đàn, và đáng buồn thay là có tổng cộng 1.500 con cừu đã nhảy xuống vách đá.

Cũng may mắn là chỉ có 450 trong số đó chết, những con cừu nhảy sau sẽ giảm được tác động của việc chạm đất vì chúng rơi vào những con nhảy trước đó. Tuy nhiên, đó là một sự tàn phá đối với ngôi làng, nơi mỗi gia đình đều nuôi cừu làm kế sinh nhai.

Ong mật bị vỡ cơ quan sinh dục và chết sau khi “dâng hiến” cho ong chúa

Vì nhiều lý do, động vật đôi khi cũng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình

Không phải vì chúng thực sự muốn chết, mà là vì chúng muốn truyền gen của mình để tạo ra nhiều ong mật hơn. Nhiệm vụ thiêng liêng duy nhất trên trái đất của ong mật đực là giao phối với ong chúa, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng sẵn sàng để sinh ra các thế hệ sau. Khi ong mật xuất tinh, nó mạnh đến nỗi khiến bộ phận sinh dục vỡ ra và để lại “sản phẩm” bên trong ong chúa rồi chết ngay sau đó.

Một con chó Newfoundland lao mình xuống nước

Vào năm 1845, một tờ báo ở London đã đăng tin về một con chó thuộc giống Newfoundland đã tự mình nhảy xuống nước tự tử sau khi bị bắt gặp di chuyển một cách chậm chạp. Nó đã được giải cứu và trói lại để ngăn chặn lặp lại hành vi này. Tuy nhiên, khi người ta thả dây trói ra, nó vẫn quay trở lại chỗ cũ để ngâm đầu dưới nước một cách khó hiểu.

Mối sẽ tự sát cùng kẻ thù của chúng để bảo vệ đồng loại

Vì nhiều lý do, động vật đôi khi cũng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình

Rõ ràng mối rất trọng danh dự. Một loài mối được tìm thấy ở Việt Nam và Malaysia sẽ buộc mình phải phun ra một chất màu vàng để che phủ kẻ săn mồi. Chất độc này sẽ cứng lại sau khi nó được giải phóng khỏi cơ thể và cuối cùng giết chết chính con mối lẫn .

Tuy nhiên, hành động hi sinh này phục vụ một mục đích lớn hơn là tiêu diệt kẻ săn mồi. Chất màu vàng này còn phát ra một loại pheromone để báo với những con mối khác rằng đang có mối đe dọa rình rập.

Cá voi sát thủ muốn bị mắc cạn để tự tử

Vào năm 2016, một đoạn video lan truyền từ sở thú cho thấy con cố tình nhảy lên trên để bị mắc cạn, khiến cộng đồng tin rằng nó đang muốn tự sát.

Một nhà sinh vật học biển nói rằng hành vi của cá voi là “sai về cơ bản” và đó là phản ứng với việc nó đã bị bắt chưa đầy một năm trước đó, sau đó bị đưa đến công viên này. Con cá voi cũng từng đập đầu vào một cánh cổng kim loại, rõ ràng cho thấy nó đang đau khổ. Trong trường hợp này, có vẻ như hành động của cá voi sát thủ có thể là muốn tự sát, hoặc ít nhất là một phản ứng với tình huống xảy ra trước đó của nó.

Những con bò tự nhảy ra khỏi vách đá

Vì nhiều lý do, động vật đôi khi cũng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình

Trong khoảng thời gian ba ngày vào năm 2009, có 28 con bò đã cố tình tự sát trong một ngôi làng nhỏ ở dãy Alps của Thụy Sĩ. Các xác chết của chúng đã được dọn dẹp bằng máy bay trực thăng để không gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước. Quan chức nói rằng những con bò này được nuôi ở vùng núi, vì vậy về cơ bản chúng sẽ biết được sự nguy hiểm từ các vách đá.

Trong ba ngày đó cũng đã xảy ra những cơn bão dữ dội, vì vậy một số người nghĩ rằng chúng trở nên sợ hãi và nhảy xuống vực mà không thực sự biết chúng đang làm gì. Đôi khi cũng có vài con bò vô tình ngã xuống núi nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra cái chết hàng loạt như vậy.

Một số hành vi tự sát của động vật có thể là do ký sinh trùng

Vì nhiều lý do, động vật đôi khi cũng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình

Chuột bị nhiễm ký sinh trùng có thể loại bỏ vĩnh viễn nỗi sợ mèo. Lạ nhưng đúng – ngay cả khi không còn nhiễm ký sinh trùng, nỗi sợ hãi cũng không quay trở lại.

Chuột thường biết tránh xa khu vực của mèo vì chúng có thể ngửi thấy mùi nước tiểu. Tuy nhiên, những con chuột bị nhiễm bệnh thì không hề e dè khi chạy quanh khu vực này. Khi một con mèo ăn thịt một con chuột bị nhiễm bệnh, ký sinh trùng sẽ nhân lên gấp mấy lần vì những con chuột khác cũng sẽ mắc bệnh sau khi ăn phân mèo.

Hiểu được sự ảnh hưởng vĩnh viễn của bộ não trong các trường hợp này có thể giúp các bác sĩ hiểu thêm về những bệnh nhân .

Hiện tượng chó nhảy khỏi cầu Overtoun không phải do tự tử

Vì nhiều lý do, động vật đôi khi cũng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình

Kể từ những năm 1960, nhiều con chó bị lầm tưởng đã nhảy khỏi cầu Overtoun để tìm đến cái chết – nhưng đó không phải là tự sát.

Trong nhiều năm, mọi người vẫn nghĩ rằng những con chó sẽ đột nhiên tự tử khi đến gần cầu Overtoun. Tuy nhiên, một chuyên gia về hành vi động vật đã chứng minh rằng mọi người luôn nghĩ sai.

Thực ra chúng đang muốn nhảy qua cây cầu để đến chỗ những con chồn đang xây tổ. Chúng thường là giống chó săn có khứu giác mạnh. Vì vậy, những con chó không hề có ý định tự sát mà chỉ muốn đuổi theo một con chồn.

Sự thật về bộ phim tài liệu của Disney

Nhờ vào bộ phim tài liệu White Wilderness đoạt giải Oscar của , mọi người đã và vẫn cho rằng chuột lemming tự mình nhảy khỏi vách đá. Sự thật thì ngược lại: loài chuột này không tự tử khi chúng di cư.

Vào thời điểm bộ phim tài liệu được thực hiện, người ta đã nghĩ rằng bọn chuột nhảy xuống để tự tử. Disney sau đó bị tố là đã ném chúng xuống nước. Vì vậy, những con chuột lemming chết không phải do chúng chọn như vậy – mà vì Disney đã giết chúng.

 

What do you think?

0 points
Upvote Downvote

Total votes: 0

Upvotes: 0

Upvotes percentage: 0.000000%

Downvotes: 0

Downvotes percentage: 0.000000%

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Loading…

Comments

comments

Nhật ra mắt điều hoà cài áo để ra đường mùa hè vẫn thấy mát lạnh

Bi hài chuyện các ‘thánh’ giả chết với kế hoạch từ sơ sài đến tinh vi (Kỳ 1)