Nhưng tất cả những người sếp tồi tệ mà bạn từng làm việc có thể không là gì so với các nhân vật được đề cập bên dưới. Còn nếu họ cũng hành xử giống như vậy, có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm một nơi tốt hơn để làm việc.
Sếp ép nhân viên nghỉ làm sau ca phẫu thuật tim
Một người đàn ông Người New Zealand tên Murray Gardiner được đưa vào bệnh viện sau một tuần bị đau ngực dữ dội. Anh ta phải trải qua hai ca phẫu thuật tim. Hồ sơ bệnh viện đã lưu ý rằng sức khỏe của anh ấy hậu phẫu thuật là ổn định và không có biến chứng – mọi thứ đều ổn, ngoại trừ một việc.
Ông chủ của Gardiner đã ghé qua phòng hồi sức để thăm nhân viên. Tuy nhiên, ông ta không mang theo hoa hay quà cáp gì cả, mà thay vào đó là thông báo Gardiner sau 11 năm làm việc cho công ty.
Ông ta đã cố gắng bào chữa bằng cách nói rằng ca phẫu thuật này chưa chắc sẽ thành công 100% và Gardiner cũng sẽ không thể tiếp tục các công việc trước đây của mình. Ông ấy vẫn khăng khăng với quyết định này ngay cả khi các bác sĩ đã giải thích rằng ca phẫu thuật đã tiến hành tốt đẹp.
Sếp ép nhân viên xăm ngày sinh nhật của mình
Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu ông chủ yêu cầu bạn xăm hình sinh nhật ông ấy lên cổ?
Vào năm 2010, một nhân viên của Spa Night and Day ở Mount Prospect, Illinois, đã báo cảnh sát rằng ông chủ Alex “Daddy” Campbell buộc cô phải có ba . Một hình móng ngựa, một hình xăm tên cửa hàng mà ông ta yêu cầu đối với tất cả nhân viên nữ của mình, và ngày sinh nhật của chính ông ấy là “917” (ngày 17 tháng 9) trên cổ.
Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Hóa ra tất cả phụ nữ làm việc trong tiệm massage đều là những người không có giấy tờ từ Belarus và Ukraine. Campbell đã giữ hộ chiếu và visa của họ. Ông ta buộc một vài nhân viên gặp gỡ thân mật với mình cùng một người đàn ông khác sau đó quay phim lại cho mục đích tống tiền.
Nhân viên Walmart bị đuổi việc sau khi khống chế tên cướp và cứu nhiều mạng người
Bốn nhân viên của ở Utah gặp phải một tên cướp và bị hắn đẩy vào phòng. Một trong bốn nhân viên đã dũng cảm giật lấy vũ khí ra khỏi tên cướp và khống chế hắn cho tới khi cảnh sát đến. Sau khi thoát khỏi nguy hiểm, tất cả họ đều bị sa thải. Theo Walmart, các nhân viên bị đuổi vì vi phạm chính sách của cửa hàng đối với kẻ trộm, được gọi là “AP09”.
AP09 quy định nhân viên được phép sử dụng vũ lực hợp lý để hạn chế hành động của nghi phạm. Nhưng nếu nghi phạm có vũ khí, nhân viên bắt buộc phải rút lui.
Đóng vai anh hùng có thể gây nguy hiểm cho khách hàng, nhưng những nhân viên đó đâu còn lựa chọn nào khác?
Người phụ nữ hiến thận cho sếp sau đó bị sa thải
Debbie Stevens, một bà mẹ đơn thân 47 tuổi hai con, đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên Ủy ban Nhân quyền của New York về việc bà Jackie Brucia 61 tuổi, sếp cũ của cô, đã lợi dụng lấy nội tạng Stevens sau đó sa thải cô.
Stevens từng làm trợ lý cho Brucia vào tháng 1 năm 2009, sau đó nghỉ việc vào tháng 6 năm 2010 để chuyển đến Florida. Cô trở lại New York vào tháng 9 để thăm con gái và quyết định ghé thăm Brucia. Bà ta đã trò chuyện với Stevens về việc ghép thận.
“Bà ấy nói đã có người chịu hiến thận, là bạn bè hay ai đó tôi không rõ, nhưng tôi đã nói với bà ta nếu có bất cứ điều gì xảy ra tôi sẽ sẵn lòng cho thận của mình”
Vài tháng sau, Stevens quay trở lại Long Island và hỏi Brucia nếu cô ấy có thể làm việc lại cho bà ta được không. Sau khi sắp xếp việc làm cho Stevens, Brucia kể rằng việc ghép thận đã không như mong đợi, Stevens nhanh chóng hiến thận của mình như đã hứa.
Mặc dù thận của Stevens không phải là quả thận hoàn hảo cho Brucia, nhưng Stevens đã của mình cho một người lạ ở Missouri để Brucia có thể đẩy vị trí cao hơn trong danh sách ghép thận.
Ngay sau khi hoàn tất xong các thủ tục, Brucia bắt đầu hối thúc Stevens đi làm mặc dù cô đang trong quá trình hồi phục sau ca phẫu thuật thận rất đau đớn và khó khăn. Stevens sau đó lại bị điều đến làm ở văn phòng cách nhà hơn 80 km, trong một khu phố đầy tội phạm.
“Bà ấy bắt đầu đối xử khủng khiếp, xấu xa, vô nhân đạo với tôi sau ca phẫu thuật. Dường như bà ta thuê tôi chỉ để lấy quả thận của tôi”
Sếp xả súng khi nhân viên yêu cầu trả lương
Bạn có thể từng muốn hạ bệ ông chủ của mình, nhưng ở Nga từng xảy ra điều ngược lại. Vào tháng 3 năm 2009, một nhóm các tài xế xe buýt làm việc tại thành phố trung tâm Nizhny Novgorod của Nga đã đình công sau khi bị cắt giảm lương. Tất cả những người mang quốc tịch Uzbekistan không chỉ bị giảm tiền lương mà còn bị người chủ lấy mất hộ chiếu. Điều đó có nghĩa là họ thậm chí không thể rời khỏi Nga.
Những người biểu tình đã đối mặt với ông chủ của họ để yêu cầu trả lương, nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ khi người đàn ông này lấy vũ khí ra và vào đám đông. Hắn đã làm tài xế Aktam Khuzhamuratov 47 tuổi bị thương rồi bỏ trốn khỏi hiện trường. Khuzhamuratov qua đời vào cuối ngày hôm đó.
Bị đuổi vì nhấn thích trang LGBT trên Facebook
Peter TerVeer, một nhân viên Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, đã đăng nhập vào tài khoản cá nhân của mình và nhấp vào nút “Thích” trên trang Facebook có tên “Two Dads” (Hai Người Bố) – một trang về cộng đồng .
Sếp của TerVeer là John Mech đã theo dõi Facebook cá nhân của anh ta và để ý đến việc này. Mech sau đó bắt đầu đánh giá thấp hiệu quả làm việc của TerVeer và đưa ra một số bình luận xúc phạm về xu hướng giới tính của anh ta với các nhân viên khác. Mọi thứ trở nên tồi tệ đến nỗi nhà trị liệu khuyên TerVeer nên xin nghỉ phép một thời gian, và dĩ nhiên người sếp đã đồng ý.
Tuy nhiên khi TerVeer trở lại làm việc thì bị sa thải với lí do: anh ta đã nghỉ liên tiếp 37 ngày không phép.
Sếp lạm dụng thẻ tín dụng của nhân viên
Lenny “Nails” Dykstra là trung vệ cho đội bóng chày New York Mets vào cuối những năm 1980 và Philadelphia Phillies trong hầu hết những năm 90. Vào năm 2008, ông sáng lập tạp chí có tên là “Player’s Club” về các vận động viên chuyên nghiệp và lối sống đắt tiền của họ. Ông thậm chí còn cung cấp cho họ lời khuyên tài chính.
Vấn đề là Dykstra cũng sống xa xỉ mặc dù ông ta không còn là một vận động viên nữa. Năm 2008, giá trị tài sản của Dykstra ước tính khoảng 58 triệu USD. Năm 2009, ông ta tuyên bố phá sản và tự nhận mình là nạn nhân của lừa đảo thế chấp.
Ngoài vô số vấn đề cá nhân, ông ấy còn là một ông chủ tồi. Dykstra nổi tiếng vì làm phiền nhân viên vào ban đêm, thậm chí còn mời nhân viên mới đến ăn tối và cho họ trả hóa đơn. Nhưng đó vẫn chưa nhằm gì. Những nhân viên xui xẻo nhất đã bị ép cung cấp cho ông ta quyền truy cập thẻ tín dụng với lời hứa họ sẽ được trả lại tiền lãi.
Kevin Coughlin, người đã bỏ việc cũ để trở thành giám đốc hình ảnh cho Player’s Club, nói rằng: “Một trong những quyết định ngu ngốc nhất tôi từng làm là đưa cho ông ta thông tin thẻ American Express của tôi”
Coughlin nói rằng Dykstra đã chiếm đoạt hàng chục ngàn USD trong thẻ của mình, bao gồm một khoản phí 32.000 USD cho một chiếc máy bay thuê từ Atlanta đến Helena, nơi con trai của Dykstra là Cutter đang chơi bóng. Coughlin chỉ làm việc 67 ngày cho Dykstra nhưng phải mất nhiều tháng mới lấy lại được tiền.
Bị đuổi vì có ý định nguyền rủa sếp
Năm 2011, quản lý thành phố, ông Lyndon Bonner tuyên bố và cắt giảm ngân sách đối với sở cảnh sát Bắc Miami. Sĩ quan Elizabeth Torres và thư ký Yvonne Rodriguez đã hỏi người gác cổng cho căn nhà của Bonner rằng họ có thể vào văn phòng của ông ta hay không. Thực chất, họ đang âm mưu rải hạt cho chim ăn vào đó. Đây là một phần của lời nguyền Santeria – xuất phát từ tôn giáo Yoruba – để làm người quản lý thành phố rời khỏi vị trí của mình.
Thay vào đó, người gác cổng đã báo cáo việc này khiến hai nhân viên bị đuổi việc.
Sếp bóc lột nhân viên cũ kiêm vợ của mình
Shelley Lynn làm việc tại với mức lương cực thấp mà lại không có quyền lợi. Lynn đã gặp Keith Handley vào đầu những năm 1980 khi cô làm việc tại quầy của McDonald ở Arroyo Grande, California. Năm 29 tuổi, cô đã có ba đứa con và ly hôn ba lần, vì vậy Lynn rất vui khi gặp người chủ nhượng quyền McDonald là ông Handley, có học thức và lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, Handley chỉ biết đứng nhìn quản lý cửa hàng đuổi việc Lynn vì không bỏ nước đá đi.
Sau khi Lynn bị đuổi, Handley bắt đầu đưa cô và các con đến McDonald mỗi tối. Mối quan hệ giữa hai người dần phát triển và Handley đã mua một ngôi nhà ở Las Vegas cho Lynn ở cùng con. Tuy nhiên, để trả các hóa đơn liên quan đến ngôi nhà, Handley thuyết phục Lynn tham gia hoạt động mại dâm như một cách hỗ trợ cho gia đình cô.
Vào cuối năm 1986, Handley đưa Lynn đến nhà thổ Chicken Ranch Brothel ở Pahrump, nơi cô phải làm việc trong sáu năm tiếp theo.
Comments