in

Cơ quan nghiên cứu tội phạm Anh: ‘Người di cư bị họ hàng phóng đại rằng ở Anh dễ kiếm tiền’

Tiến sĩ Daniel Silverstone thuộc trường nghiên cứu tư pháp Liverpool, Anh Quốc, đồng thời là chuyên gia về tội phạm buôn lậu và tội phạm có tổ chức chia sẻ:

Mỗi năm có hàng trăm người Việt đến Anh. Họ không nhất thiết là phải đi trồng cần sa mà có thể làm những việc khác như dịch vụ cung cấp thực phẩm, cho thuê nhà giúp những người trồng cần sa.

Người Việt vẫn nằm trong số những người bị buôn bán nhiều nhất. Tuy nhiên buôn người không phải là ưu tiên số 1 của chính sách vì nó không nguy hiểm như buôn ma túy hay sử dụng vũ khí.

Kế đến, tiến sĩ Daniel Silverstone liệt kê ra 3 nguyên nhân khiến người Việt bất chấp để sang Anh bằng con đường bất hợp pháp:

1. Họ có cơ hội làm việc như là làm móng, nhà hàng và trồng cần sa nhằm bù lại chi phí đã bỏ ra để sang Anh trước đó.

Một vườn cần sa phi pháp ở Anh, nhiều người Việt nhập cư lậu được đưa đến đây để chăm sóc những khu vườn như thế này.

Vì vượt biên bất hợp pháp, người Việt không thể được nhận vào làm các công việc chính thức ở các công ty, xí nghiệp như người nhập cư chính thống, những công việc lặt vặt và phi pháp là lựa chọn duy nhất.

Họ dùng giấy tờ giả, hoặc không có giấy tờ tùy thân, nếu bị cảnh sát bắt có thể sẽ bị trục xuất nên đa phần người nhập cư lậu sống chui rút, sợ sệt, cũng vì lý do này mà họ trở nên phụ thuộc vào bọn tội phạm, bị chúng thao túng.

Nếu 39 người chết ở Anh trên chuyến xe đông lạnh kia may mắn vượt qua được, thì cuối cùng kết cục của họ vẫn là một cuộc sống vạ vật ở vườn cần sa hoặc một tiệm làm móng lậu nào đó. Những công việc này không yêu cầu trình độ hay bằng cấp.

2. Họ được những người tới trước hỗ trợ

Bên trong một trại tị nạn của người Việt tại Pháp trong khi chờ sang Anh. Người đi trước hỗ trợ để người đi sau cùng vượt biên phi pháp.

Cộng đồng người di cư bất hợp pháp trước đó, sẽ rủ rê và giúp đỡ những người đi sau cũng vượt biên như mình. Họ có thể cung cấp chỗ ở tạm thời, đồ ăn thức uống, tiền bạc, môi giới việc làm…

Những người đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam như Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có thể tìm thấy người quen ở Anh để có được hỗ trợ nơi ở.

Đường dây tổ chức vượt biên xuyên quốc gia này được tổ chức rất chặt chẽ, việc có “nội ứng” ngay trong lòng nước Anh cũng là điều hiển nhiên. Nhiều người lựa chọn vượt biên một phần là vì đã có người thân của họ di cư trót lọt từ trước.

3. Người thân, họ hàng nạn nhân hay phóng đại về việc đi Anh và kiếm tiền ở Anh dễ dàng ra sao

được cho là một trong những nạn nhân đầu tiên được xác định danh tính và bố mẹ của cô, họ đã tin tưởng và cho cô vượt biên khi bọn buôn người nói: “Đó là con đường an toàn nhất.”

Dưới sự tác động của , người thân, họ hàng của nạn nhân đã vẽ nên một tương lai màu hồng ở Anh Quốc, đôi khi nạn nhân không biết được mình sẽ thực sự phải đối mặt với điều gì, có khi trước lúc bị cho vào thùng lạnh, họ vẫn vui vẻ tự tin cho đến khi hiểu ra sự thật.

Không thể phủ nhận yếu tố nội tại trong thảm kịch này, một phần là trách nhiệm của gia đình nạn nhân trong cái chết của con cái họ. Chính người thân của nạn nhân đã góp phần đẩy con mình vào tay bọn buôn người.

Cần nâng cao nhận thức nếu không nạn buôn người sẽ vẫn diễn ra

Silverstone cho biết thực trạng nhập cư lậu vẫn diễn ra trong hơn 10 năm qua, cảnh sát không thể nào kiểm soát hết được. Vì đây là đường dây xuyên quốc gia, số lượng mạng lưới buôn người lớn nên cảnh sát các nước cần phối hợp thường xuyên mới đủ sức ngăn chặn.

Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cách duy nhất có thể hoàn toàn xóa bỏ được nạn buôn người phải là nâng cao nhận thức cho người dân. Tiến sĩ Silverstone đề xuất rằng chính quyền nên triển khai di cư hợp pháp an toàn, để người dân nắm rõ về nguy hại và rủi ro của việc vượt biên phi pháp đến Anh.

Tiến sĩ Daniel Silverstone – chuyên gia nghiên cứu tội phạm buôn lậu và tội phạm có tổ chức tại Liverpool, Anh Quốc.

Tiến sĩ Silverstone trích dẫn thống kê của NCA (Cơ quan quản lý tội phạm Anh), cho biết trong quý 2 năm 2019, hơn 2.300 người có khả năng trở thành nô lệ hiện đại (modern slavery) vì bị bóc lột sức lao động sau khi nhập cư trái phép.

Tỷ lệ này đã tăng đến 8% so với quý 1 năm 2019 và tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Người Việt Nam xếp thứ 3 trong số những người nhập cư bất hợp pháp bị bóc lột sức lao động, đứng sau Albania.

Đọc thêm về vụ việc .