in

Cóc độc xâm chiếm nước Mỹ khiến người dân liên tưởng đến ngày tận thế

Hiện nay, có nhiều dấu hiệu khiến người sùng đạo nghĩ ngay đến ngày tận thế được nhắc đến trong sách Khải Huyền. Trước hết, chúng ta có dịch châu chấu gây ra nạn đói ở Châu Phi, dịch bệnh Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa,…

Hơn nữa, gần đây bạo loạn do xung đột sắc tộc lại xảy ra ở Mỹ, ong bắp cày khổng lồ cũng xuất hiện đe dọa ngành công nghiệp. Mới nhất, một loài vật khác tham gia “cuộc chơi” và mang đến tai ương cho người dân Mỹ, đó chính là cóc độc khổng lồ.

Cóc độc khổng lồ Châu Mỹ còn được gọi là cóc mía (cane toad), là loài đặc hữu phân bố ở Nam và Trung Mỹ. Ban đầu, chúng được con người mang đến Bắc Mỹ vào năm 1923 với số lượng chỉ 200 con, sử dụng như một loài thiên địch để tiêu diệt sâu phá hại cây mía đường nên được đặt tên là “cóc mía”.

Thế nhưng, theo thời gian, cóc mía phát triển một cách mất kiểm soát, chúng tăng nhanh về số lượng, nhất là khi mùa mưa bão ở Mỹ bắt đầu vào tháng 6 mỗi năm. Hiện tại, chúng gần như là loài chiếm ưu thế ở Florida, đe dọa sự tồn tại của các loài lưỡng cư, côn trùng và sâu bọ bản địa.

Để lý giải sự tăng trưởng nhanh của cóc mía, các nhà khoa học cho rằng chúng có thể chiếm ưu thế nhờ chất độc thần kinh bufotoxin sẵn có dưới da, loại độc này đủ mạnh để giết chết chó mèo nếu ăn phải nên trên thực tế không có loài săn mồi bản địa Bắc Mỹ nào có thể tiêu diệt cóc mía.

Nạn cóc mía hoành hành thực sự khiến người dân Florida lo ngại, đôi khi con người cũng bị chúng dọa đến phát khiếp. Cóc mía có thể phát triển rất to nếu gặp điều kiện thuận lợi, trung bình cóc trưởng thành có thể dài từ 10 – 15 cm, đôi khi người ta gặp những cá thể 30 – 35 cm như trong ảnh dưới đây.

Thậm chí, những vụ cóc mía xâm nhập vào nhà dân dọa các bà nội trợ đến ngất xỉu đã xuất hiện tại Florida, khiến các đơn vị kiểm soát vật hại ở bang này phải thiết lập một dịch vụ xử lý trường hợp cóc “đi lạc” với từ khóa “toad removal services”.

Một quảng cáo dịch vụ “diệt cóc” ở Florida.