Phát hiện mới mang tính đột phá về khí tượng thủy văn vừa được công bố trên trang Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ hôm 12 tháng 10 vừa rồi. Dựa trên sự kết hợp phân tích các lõi băng, trầm tích, cũng như dữ liệu nhiệt kế để theo dõi trạng thái của Đại Tây Dương đã cho ra một kết quả rất có giá trị. Tin buồn là nó dự báo một tương lai không mấy sáng sủa cho nhân loại.
Đại Tây Dương đã trải qua một chu kỳ dao động lên xuống trong nhiệt độ bề mặt biển, được gọi là “dao động nhiệt độ theo chu kỳ thập kỷ của Đại Tây Dương”, viết tắt là AMO. Hàng trăm năm qua, AMO trông giống như một biểu đồ hình sóng khá ổn định, nó có các pha gồm pha nóng và pha lạnh tương đối đồng đều.
Trong pha nóng (khi chu kỳ nhiệt độ tăng cao), nó có thể dẫn đến một số lượng lớn các cơn bão dữ dội hơn so với pha lạnh (chu kỳ nhiệt độ xuống thấp). Ngoài các cơn bão, tác động của các các pha AMO cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ và lượng mưa trên các khối đất liền ở ngay sát Đại Tây Dương và ở các nước xa hơn.
Vì vậy, tình trạng chênh lệch trong dao động giữa các pha của AMO là một vấn đề lớn, bởi nó dự báo tất cả những gì mà chúng ta sắp phải đối mặt. Để tìm hiểu xem AMO đã thay đổi như thế nào sau hàng nghìn năm, các nhà nghiên cứu đã chuyển sang phân tích một mẫu vật chứa đựng nguồn thông tin đáng ngạc nhiên: trầm tích trong hồ trên đảo Ellesmere ở Bắc Cực, thuộc Canada.
Khu vực này là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của sự thay đổi nhiệt độ Đại Tây Dương. Khi Đại Tây Dương nóng lên, nó tạo ra áp suất cao hơn trong khu vực, dẫn đến lớp băng tuyết mỏng hơn; ít băng tuyết hơn có nghĩa là dòng chảy trầm tích ít hơn. Các nhà nghiên cứu đã có thể phân tích phân tử titan trong từng lớp từng lớp trầm tích của hồ để tạo ra một chuỗi thời gian biểu thị nhiệt độ Đại Tây Dương trong 2.900 năm qua.
Phát hiện cho thấy mô hình sóng của các pha ấm và pha lạnh kéo dài trong quá khứ, bao gồm cả một đợt giảm nhiệt độ khủng khiếp ở trung tâm của Kỷ Băng Hà Nhỏ kéo dài từ năm 1300 đến khoảng năm 1860. Kể từ sau năm 1860, nhiệt độ đang tăng dần lên, với đỉnh cao ở vài thập kỷ qua.
Tổng hợp lại, các kết quả cho thấy “tốc độ ấm lên gần đây của Đại Tây Dương là cao nhất” trong ít nhất 2.900 năm qua. Có những yếu tố tự nhiên có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi, nhưng không thể không xem xét tác động của biến đổi khí hậu do con người, đặc biệt là ở các đại dương.
Các đợt nắng nóng trên biển ngày càng phổ biến và gay gắt hơn. Những phát hiện mới được công bố tháng trước cho thấy nhiệt độ gia tăng đang khiến các đại dương phân tầng. Băng ở biển Bắc Cực cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 9 vừa rồi. Trớ trêu thay, sự tăng lên của các khối khí nóng tỉ lệ thuận với cường độ của các cơn bão.
Bão nhiệt đới lấy năng lượng từ khí nóng, đó là lý do nó rất mạnh khi ở ngoài khơi và giảm dần khi va chạm với các khối khí lạnh hoặc đất liền. Càng được tiếp thêm nhiều khí nóng, bão càng mạnh, việc Đại Tây Dương nóng dần lên trong thời gian qua dẫn đến kết quả không thể tránh khỏi là con người ngày càng phải đối mặt với nhiều bão và siêu bão hơn.
Tháng 9 năm 2018, bão Florence trở thành siêu bão khi nhận được một khối khí nóng khổng lồ ngoài khơi Đại Tây Dương, nó tấn công vào Carolina với vận tốc gió lên đến 145km/giờ, khiến 54 người chết, 400.000 người mất điện, hơn 1 triệu người phải sơ tán, nước Mỹ thiệt hại hơn 24 tỷ USD. Nhân loại sẽ gặp những siêu bão này với tần suất ngày càng tăng, nếu tình trạng Đại Tây Dương nóng lên vẫn tiếp diễn.
Không dừng lại ở đó, – một khái niệm mới được đặt ra vào tháng 9 năm 2020 để ghi nhận một hiện tượng cực đoan về thời tiết đang tái diễn trong thời gian gần đây. Khi một cơn bão suy yếu và chuẩn bị tan biến, nó lại liên tục nhận được khí nóng từ đại dương, nhờ vậy mà mạnh lên trở lại và tiếp tục gây tang tóc.
Các nhà khoa học dự đoán “tình trạng bão thây ma sẽ xảy ra thường xuyên hơn”, đồng thời, các thảm họa thiên nhiên khác đang gia tăng trong những năm gần đây cũng sẽ bị kéo theo như một hiệu ứng domino, chẳng hạn như cháy rừng, đại dịch… Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu nhanh chóng là nguyên nhân khiến các hiện tượng tự nhiên trở nên nguy hiểm hơn.
Trong ảnh trên, đền thờ Quan Âm ở Ngạc Châu, Trung Quốc đang chìm trong lũ lụt hồi tháng 7 năm 2020. Trung Quốc ghi nhận cơn lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề mà đến nay vẫn không đo đếm được.
Vấn đề nhân loại đã nhận thấy và tìm hướng giải quyết cho hiện tượng như nóng lên toàn cầu hoặc giảm thiểu rác thải nhựa cách đây vài chục năm. Nhưng đến nay, (mà hầu hết vẫn chỉ nằm trên giấy tờ). Thậm chí có hẳn Nghị định thư Kyoto cam kết cắt giảm khí thải được thông qua với sự tham gia của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới (trong đó có những cường quốc công nghiệp chịu trách nhiệm làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên).
Comments