Nếu ví von như một người, thì chắc chắn trong 5000 năm lịch sử, đã có rất nhiều lần “dậy thì” thay da đổi thịt. Nói khác đi, ta gọi đó là sự chuyển mình sau mỗi đợt đứt gãy văn hóa.
Quá trình “dậy thì” của văn hóa Việt Nam được chia thành ba thời kỳ: sau giai đoạn Bắc thuộc, giai đoạn năm 1406 – 1427 và giai đoạn sau năm 1945. Có đa dạng yếu tố lớn nhỏ tác động lên văn hóa và để lại vết cắt trong cái nhìn soi chiếu về quá khứ như chính trị, thời đại, hệ tư tưởng… nhưng chúng tôi chia thành hai nhánh nguyên nhân chính: nguyên nhân bên trong (nội lực) và nguyên nhân bên ngoài (ngoại lực).
Theo nghiên cứu của , 3 lần ‘dậy thì’ của văn hoá Việt có thể được liệt kê như sau:
LẦN “DẬY THÌ” THỨ NHẤT: 1000 NĂM BẮC THUỘC
– Độ dài: 1 thiên niên kỷ
– Nguyên nhân: ngoại lực – sự cai trị và chính sách đồng hóa của giặc phương Bắc
– Tác động:
Đây là lần “dậy thì” đầu tiên và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển văn hóa – văn hiến Việt Nam. Đứt gãy văn hóa này vô hình trung đã xóa xổ nền văn hóa bản địa Văn Lang – Âu Lạc. Văn hóa Việt buộc phải biến dạng thành một nền tảng hoàn toàn mới, với sự du nhập và tiếp biến văn hóa để tạo ra một nền văn hóa khác. Ngày nay, những hiểu biết ít ỏi, nhỏ giọt của chúng ta về văn hóa bản địa thời kỳ tiền Bắc thuộc đến từ lượng hữu hạn các di tích, di chỉ, di vật và theo những ghi chép chưa chính thống của các thế hệ sau.
LẦN “DẬY THÌ” THỨ HAI: GIẶC MINH ĐÔ HỘ
– Độ dài: 21 năm. Từ năm 1406 – năm 1427, khi nhà Minh xâm lược nước ta đến lúc Lê Lợi khởi nghĩa thành công.
– Nguyên nhân: ngoại lực – sự cai trị tàn bạo và chính sách diệt chủng văn hóa của triều Minh.
– Tác động:
Tuy giai đoạn này chỉ vỏn vẹn 11 năm nhưng hậu quả để lại là không thể bù đắp. Sau khi xâm lược được nước ta, nhà Minh thực hiện các chính sách đồng hóa: đập phá toàn bộ công trình kiến trúc; cấm người dân thực hiện các tập tục truyền thống; đốt bỏ hoặc chuyển về Trung Quốc các thư tịch, ghi chép, sách sổ; phá hủy An Nam Tứ Đại Khí; đem một số lượng rất lớn nhân tài, thương nhân từ Đại Việt về Trung Hoa.
Sau khi triều đại Lê Sơ mở ra, mặc sự nỗ lực của vua quan triều đình, tư liệu về thời Lý, Trần bị thất lạc và không đủ để khôi phục lại các điển chế lễ nghi cung đình. Theo Viện Sử học, phần lớn các điển chế, âm nhạc cung đình…đều được phỏng theo cách làm của Nhà Minh. Ngay cả chế độ giáo dục, khoa cử, cai trị đều chịu ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo.
Sau kỳ “dậy thì” này, nền văn hóa Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Văn hóa Trung Hoa dần du nhập, hòa quyện vào gốc gác bản địa còn lại của Đại Việt, tạo nên bức tranh mới trên tổng thể những đường nét bản địa sót lại thời bấy giờ.
LẦN “DẬY THÌ” THỨ BA: SAU KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
– Thời gian: từ sau năm 1945
– Nguyên nhân: nội lực – sự thay đổi về quan điểm chính trị – xã hội
– Tác động:
Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ, vì nhiều nguyên nhân, các di sản thuộc về triều Nguyễn bị thất lạc, kinh thành Huế bị tổn hại và văn hóa – nghệ thuật triều Nguyễn không còn nguyên vẹn. Ngày nay, văn hóa triều Nguyễn dù bị tổn hại nhưng vẫn cung cấp cho ta những bằng chứng về sự phát triển rực rỡ của văn hóa Việt Nam; để lại nhiều nét văn hóa bản địa giá trị và cần được bảo tồn.
Qua những bối cảnh và độ đứt quãng khác nhau, chúng ta cần chấp nhận rằng văn hóa nước mình còn nhiều sứt mẻ. Tiếp biến và bồi đắp vào dòng văn hóa Việt Nam là quy luật cơ bản để gìn giữ nó. Tùy vào hoàn cảnh, văn hóa nước mình nên có và cần đến sự thay đổi. Đôi lúc, những người trẻ chúng ta chưa hiểu hết những gì cha ông để lại gây nên nhầm lẫn và tiếp thu sai hướng đến những nguồn lệch lạc. Từ đó, sự hoang mang, lạc lõng, Thụ Động giữa các luồng thông tin đa chiều bủa vây ta trong thời hiện đại này.
Sau kỳ dậy thì, mỗi con người lại trưởng thành lên cả về dáng hình lẫn nhận thức. Vậy, nhìn thấy văn hóa mình qua những lần đứt gãy, bạn đã một lần tự hào về sự lớn lên này chưa? Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề thông qua talkshow của Vietnamme:
Thông tin về sự kiện Vietnamme Talk 01: THỤ ĐỘNG
Hình thức: Đối thoại cộng đồng
Thời gian diễn ra: Chủ Nhật 08/12/2019
– 14:00 – 17:00: Art Fair và triển lãm nghệ thuật
– 17:00 – 21:30: Sự kiện đối thoại chính
Địa điểm: Thành phố Hồ Chí MinhChi tiết xem thêm tại:
Comments